Phòng chống bạo lực gia đình là một nhiệm vụ của ngành giáo dục đào tạo

GD&TĐ - Đó là ý kiến của đồng chí Dương Văn Bá, Phó Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên Bộ GD&ĐT tại “Hội thảo về nội dung, phương pháp tuyên truyền, giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình” do Bộ GD&ĐT phối hợp với Sở GD&ĐT Hà Tĩnh tổ chức ngày 11/12 ở Hà Tĩnh 

 Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Thị Hải Lý phát biểu tại Hội thảo
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Thị Hải Lý phát biểu tại Hội thảo

Tham dự Hội thảo còn có Chuyên gia tâm lý – Pháp lý TS. Nguyễn An; Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Thị Hải Lý; cùng đại biểu các Bộ, Ngành; đại diện Sở GD&ĐT các tỉnh; đại diện lãnh đạo ban ngành, đoàn thể.

Tại Hội thảo, đại diện các đơn vị đưa ra các tham luận, thảo luận ý kiến, đề xuất giải pháp, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong công tác tuyên truyền, giáo dục chuyển đổi hành vi xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình.

Phát biểu tại Hội thảo, đại diện Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An cho rằng: Nên lồng ghép nội dung giáo dục này theo một lộ trình. Tuy nhiên trong chương trình học của các em thường bị lồng ghép quá nhiều nội dung, gây khó khăn cho cả giáo viên và học sinh. Đồng thời, cần triển khai thêm Luật phòng chống bạo lực gia đình trong hoạt động giảng dạy.

Đại diện Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa đề xuất: Các nội dung thực hiện Đề án 1501 rất nhiều, nên khi thực hiện rất khó. Vậy, lồng ghép như thế nào cho đúng và hiệu quả?

Cần phải có đơn vị chủ trì, cần có các hướng dẫn cụ thể. Nên lồng ghép trong chương trình học, hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đồng thời, cần có một bộ tài liệu, cần triển khai trên cả 3 đối tượng, với mỗi đối tượng có các hình thức, nội dung khác nhau.

Kết luận tại Hội thảo, đồng chí Dương Văn Bá khẳng định: Phòng chống bạo lực gia đình là một nhiệm vụ của ngành giáo dục đào tạo. Nếu làm tốt công tác giáo dục gia đình thì sẽ làm tốt cho giáo dục trường học. Trách nhiệm của ngành giáo dục là tuyên truyền, giáo dục cho các em nhận thức được vai trò của mình trong gia đình và hướng tới xây dựng gia đình của chính các em sau này.

Cũng tại Hội thảo, đồng chí Dương Văn Bá mong muốn: Thứ nhất, từ nhận thức giáo dục sẽ thay đổi hành vi, tăng cường hơn giáo dục gia đình. Thứ hai, xây dựng bộ tài liệu tham khảo (chứ không phải là bộ tài liệu giáo trình về giáo dục gia đình), giúp các thầy cô lựa chọn những vấn đề liên quan tới những vấn đề mà thầy cô sẽ dạy. Từ đó các thầy cô sẽ lồng vào bài giảng của mình và trong các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp. Thứ ba, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa học sinh, gia đình và nhà trường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.