Dạy học mùa dịch Covid-19: Đổi hình thức, giữ nguyên chương trình

GD&TĐ - Tạm dừng đến trường phòng dịch Covid-19, các trường học Hà Nội không dừng học mà triển khai dạy học qua Internet. Chủ động và sẵn sàng là khí thế ngày đầu tiên triển khai hình thức dạy học mới của nhiều cơ sở GD.

Các cơ sở giáo dục trên cả nước chủ động tuyên truyền về cách vệ sinh phòng chống dịch Covid-19 cho học sinh (Trong ảnh: HS Trường PTDT bán trú THCS Lang Thíp, huyện Văn Yên, Yên Bái nghe phổ biến cách phòng tránh biến thể mới của virus Corona). Ảnh: Ngọc Dự
Các cơ sở giáo dục trên cả nước chủ động tuyên truyền về cách vệ sinh phòng chống dịch Covid-19 cho học sinh (Trong ảnh: HS Trường PTDT bán trú THCS Lang Thíp, huyện Văn Yên, Yên Bái nghe phổ biến cách phòng tránh biến thể mới của virus Corona). Ảnh: Ngọc Dự

Quan tâm lớp 1

Khối lớp 1 được các trường tiểu học quan tâm hàng đầu khi áp dụng dạy học trực tuyến. Giáo viên, học sinh lớp 1 vừa làm quen Chương trình, sách giáo khoa mới được 1 học kỳ. Việc dạy và học bắt đầu đi vào nền nếp, giải tỏa được những khó khăn ngày đầu triển khai chương trình mới lại phải nghỉ đến trường để phòng, chống dịch Covid-19.

Thầy Nguyễn Xuân Trường - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đội Bình (huyện Ứng Hòa) cho biết: Dạy trực tuyến được nhà trường triển khai đến giáo viên từ khi bắt đầu bùng phát dịch (kiểm tra phần cài đặt phần Zoom), sau đó tổ chức họp trên Zoom để kiểm tra; giao giáo viên Tin học hỗ trợ phần kĩ thuật.

Dạy, học qua Internet được trường áp dụng theo 2 cách: Ghi lại bài dạy đăng kênh YouTube, nhà trường chia sẻ cho học sinh xem rồi kiểm soát bằng làm bài tập chụp ảnh gửi qua Zalo cá nhân để giáo viên kiểm tra hoặc tìm lại các bài dạy trên tuyền hình năm ngoái chia sẻ đến các khối lớp. Cách thứ 2 là dạy trên phần mềm Zoom.

Riêng với học sinh lớp 1, các con cần có người kèm khi học trong giai đoạn đầu nên nhà trường yêu cầu giáo viên cung cấp ID và mật khẩu để phụ huynh HS cùng dự học. Giáo viên xây dựng bài giảng theo yêu cầu chương trình mới, phù hợp với dạy trực tuyến.

Ngày 1/2, Trường Tiểu học Đông Thái (quận Tây hồ) họp và thống nhất bài, giờ dạy cho các khối lớp. Trong đó, chú trọng đến khối lớp 1.

Cô Nguyễn Thúy Minh - Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Rà soát thực tế còn khoảng 15% học sinh không có máy tính để học trực tuyến, nhà trường đã thông báo tới gia đình chuẩn bị máy tính. Với học sinh lớp 1, trước mắt, giáo viên sẽ dạy vào buổi tối để bố mẹ học cùng và hướng dẫn các con cách cài đặt phần mềm. Còn các lớp khác đã quen với hình thức này, giáo viên thông báo kế hoạch cụ thể với HS, cha mẹ và tiến hành dạy, học bình thường.

Theo cô Nguyễn Thúy Minh, việc học trực tuyến trong thời gian học sinh nghỉ ở nhà phòng dịch là cần thiết vì sẽ nối tiếp được kiến thức, tránh phải học bù nhiều khi có thông báo đi học trở lại…

Học sinh nghiêm túc học trực tuyến tại nhà.
Học sinh nghiêm túc học trực tuyến tại nhà.

Thay đổi hình thức, giữ nguyên chương trình

Cô Lưu Thị Lập - Hiệu trưởng Trường THPT Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội) thông tin: Trường có GV, HS đi qua vùng dịch nên  nghiêm túc thực hiện các quy định phòng, chống dịch Covid-19. Trường cho HS nghỉ học từ ngày 30/1 và triển khai dạy học trực tuyến từ thời điểm đó.

Cô Lập nhấn mạnh: Dù học sinh học tại nhà nhưng kế hoạch dạy học các môn vẫn được giữ nguyên, chỉ thay việc học tập trung ở trường bằng học qua kênh trực tuyến. Trường thành lập ngay Ban hỗ trợ công nghệ thông tin và Ban giám sát học trực tuyến theo khối lớp như đợt dịch trước. Ban giám sát có nhiệm vụ chấm thi đua nền nếp học các lớp như học trực tiếp tại trường.

Cô Nguyễn Thị Thủy - GV chủ nhiệm lớp 12A4, Trường THPT Hoàng Cầu đã kịp thời xây dựng nội quy học trực tuyến với các yêu cầu: Học sinh vào phòng học trước 10 phút (sáng 6 giờ 40 - chiều 13 giờ 40); ăn mặc nghiêm túc, bật camera; ghi chép bài và làm bài tập đầy đủ, cuối mỗi buổi học chụp ảnh nộp vào album môn học… Theo đó, HS của lớp đã nghiêm túc bắt nhịp với việc học trực tuyến, bảo đảm được yêu cầu của thời lượng kiến thức theo chương trình.

Trường THPT Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng xây dựng kế hoạch học trực tuyến lần 1 năm học 2020 - 2021. Theo cô Nguyễn Thị Nhiếp - Hiệu trưởng nhà trường, yêu cầu đặt ra là giáo viên cần thiết kế bài giảng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với dạy học trực tuyến; số tiết học theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT. Môn Tin học và Thể dục dạy 1 tiết/tuần. Để GV, HS “kích hoạt” lại dạy học trực tuyến cho hiệu quả, từ ngày 3/2, nhà trường triển khai dạy theo thời khóa biểu mới cho đến khi có chỉ đạo tiếp theo của Sở GD&ĐT Hà Nội.

Trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) đã sẵn sàng kế hoạch dạy học trực tuyến phòng chống dịch từ đầu năm, đặc biệt là khi dịch bùng phát tại Hải Dương và Quảng Ninh. Thầy Nguyễn Cao Cường - Hiệu trưởng nhà trường nhấn mạnh: Trong tuần này, toàn trường ôn tập kiến thức các môn Toán, Văn, Anh theo phiếu thống nhất của tổchuyên môn. Giáo viên thực hiện dạy trực tuyến để giải đáp, chữa phiếu ôn tập với số lượng 2 tiết/ tuần.

Nhà trường cũng thống nhất kế hoạch cho đợt dạy sau Tết Nguyên đán nếu như học sinh vẫn phải nghỉ học để phòng dịch. Trường đã liên hệ Microsoft Việt Nam để được hỗ trợ gói Office 365 A1 cho giáo viên và toàn bộ học sinh. Kế hoạch dạy học được điều chỉnh cho phù hợp với dạy trực tuyến. Bên cạnh đó, nguồn học liệu, bài giảng của sở GD&ĐT được Đài Truyền hình Hà Nội phát đợt dịch trước được nhà trường kịp thời đăng tải lên website phục vụ học sinh…

Khi trên địa bàn quận Nam Từ Liêm chưa có bệnh nhân nhiễm Covid-19, ngành Giáo dục quận đã chỉ đạo các trường trên địa bàn sẵn sàng phương án dạy học trực tuyến. Phòng GD&ĐT lưu ý nhà trường kiểm tra lại thiết bị, cơ sở vật chất; kiểm soát lại phần mềm dạy học... Yêu cầu đặt ra là quan tâm đến khối lớp 1, chuẩn bị cho khối lớp 2, 5 đón chương trình mới trong năm học tới; đồng thời ổn định tâm lý và khí thế học tập, ôn luyện cho học sinh lớp 9 chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10 năm 2021. - Bà Nguyễn Thị Hương, Trưởng phòng GD&ĐT quận Nam Từ Liêm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.