Dạy học môn Lịch sử: Giải pháp đồng bộ nâng cao chất lượng
GD&TĐ - Cử tri tỉnh Yên Bái đề nghị có giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử trong các nhà trường.
Ảnh minh họa/INT
Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết: Để nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử trong các nhà trường, Bộ GD&ĐT triển khai giải pháp đồng bộ về nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá giúp cho học sinh hứng thú, yêu thích học môn Lịch sử hơn. Các giải pháp cụ thể như sau:
Về nội dung dạy học: Bộ đã có Công văn số 4040/BGDĐT-GDTrH về điều chỉnh nội dung dạy học THCS, THPT thực hiện trong năm học 2021 - 2022, tập trung vào những nội dung cơ bản, cốt lõi của Chương trình, sách giáo khoa môn Lịch sử; hằng năm ban hành văn bản chỉ đạo chuyên môn sắp xếp các nội dung dạy học thành chủ đề bảo đảm tinh gọn, khoa học và logic của các nội dung dạy học.
Về phương pháp dạy học: Bộ chỉ đạo tích cực việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, tăng cường tổ chức các hoạt động thực hành bộ môn; đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học: Dạy học dự án, dạy học tại di sản, bảo tàng, làm cho việc học tập lịch sử sinh động, hấp dẫn hơn, qua đó các em yêu thích, say mê học tập bộ môn Lịch sử.
Về kiểm tra đánh giá: Bộ tăng cường chỉ đạo việc đổi mới kiểm tra, đánh giá, không ghi nhớ máy móc các nội dung ngày tháng, số liệu, sự kiện lịch sử, bảo đảm cân đối các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và định hướng thái độ của học sinh, gắn kiểm tra kiến thức với việc giải quyết các vấn đề thực tiễn theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ năm học trong các nhà trường, trong đó có yêu cầu nhiệm vụ của môn Lịch sử, hướng dẫn cơ sở giáo dục đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá môn học.
GD&TĐ - 1026 thí sinh từ khắp các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tham dự kỳ kiểm tra đánh giá năng lực để tranh suất vào lớp 6 Trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam.
GD&TĐ - Ngày 24/6, tại TPHCM, Bộ GD&ĐT đã tổ chức Hội thảo tham vấn chuyên môn về chính sách nhà giáo trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập, nhà giáo người nước ngoài tham gia các hoạt động giáo dục tại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
GD&TĐ - Sách cũ được anh chị lớp trước tặng lại là món quà ý nghĩa với nhiều học sinh hoàn cảnh khó khăn. Sách cũ nhưng giá trị luôn mới, chất chứa nhiều ý nghĩa nhân văn, giúp các em và gia đình bớt đi phần nào chi phí, tự tin bước vào năm học mới.
GD&TĐ - Thực hiện tặng sách giáo khoa cũ theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CT GDPT), giáo viên, trường học vừa rà soát nhu cầu vừa phân loại từng bộ sách để tặng đúng người, đúng mục đích. Sự chung tay, góp sức từ các cá nhân đến tổ chức từ thiện, ngành Giáo dục đã nâng giá trị sử dụng của sách cũ.
Quy chế và công tác tuyển sinh năm 2022 cơ bản được giữ ổn định, phát huy những ưu điểm, những thành công đã đạt được từ công tác tuyển sinh những năm vừa qua. Tuy nhiên, vẫn có những điểm mới thí sinh cần biết.
GD&TĐ - Vùng tuyển sinh bị thu hẹp, thiếu nhân lực, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học còn hạn chế…là những khó khăn mà nhiều trường Phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) tỉnh Quảng Ninh đang gặp phải.
GD&TĐ - Với giáo dục vùng cao, mong mỏi lớn nhất của các thầy, cô giáo đó là kéo hẹp khoảng cách với giáo dục miền xuôi. Sự quan tâm của các cấp, ngành để các em bớt thiệt thòi cả về vật chất lẫn tinh thần.
GD&TĐ - UBND TP Sầm Sơn đã tổ chức lễ tuyên dương, trao thưởng 133 học sinh đạt thành tích cao trong học tập và 38 giáo viên có học sinh giỏi đoạt giải các kỳ thi cấp tỉnh và cấp Quốc gia.
GD&TĐ - Tuyển sinh đầu cấp tại Hà Nội luôn là vấn đề nóng từ nhiều năm nay trong bối cảnh quy mô dân số không ngừng gia tăng. Do đó, ngành Giáo dục Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng quy mô tuyển sinh, tăng chất lượng công tác tuyển sinh, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học, giảm số học sinh trái tuyến.
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học (Luật số 34) và Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ có nhiều quy định quan trọng hướng tới tăng quyền tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học.
GD&TĐ - Theo đề án tuyển sinh năm 2022 của ĐH Quốc gia Hà Nội, học phí dự kiến với sinh viên chính quy các chương trình đào tạo chuẩn; Đại học Luật Hà Nội tăng mức học phí với sinh viên hệ chính quy từ năm học 2022-2023.
GD&TĐ - Từ ngày 25/6, hệ thống tuyển sinh trực tuyến của thành phố Hà Nội sẽ vận hành thử nghiệm để giúp phụ huynh học sinh tập dượt với hình thức tuyển sinh trực tuyến.
GD&TĐ - Ngày 24/6, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo “Phát Triển Chương Trình và Thiết Kế Đánh Giá vì thế hệ học sinh sẵn sàng cho tương lai”. Tham dự có hơn 200 đại biểu là các nhà hoạch định chính sách, nhà giáo dục, giáo viên, nghiên cứu viên.
Nhiều Trường THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang rà soát lại thông tin, hoàn tất thủ tục để công bố điểm chuẩn vào ngày mai (26/6). Hiện tại, các trường đã công bố điểm thi cho thí sinh.
GD&TĐ - Là đơn vị cung ứng sách giáo khoa với số lượng lớn hàng năm cho học sinh trên toàn quốc khi bước vào năm học mới nên công tác chuẩn bị ở mọi khía cạnh đã được Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam (GDVN) chuẩn bị kĩ càng.
GD&TĐ - Nhiều phương án đã được các ngành chức năng tỉnh Điện Biên đưa ra tại cuộc họp Ban Chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa diễn ra, nhằm chủ động ứng phó trước những diễn biến bất thường của mùa mưa năm nay.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT đang đến gần. Bên cạnh việc chuẩn bị kĩ kiến thức, học sinh cần tâm lý vững vàng để làm tốt bài thi và sẵn sàng đón nhận kết quả.
GD&TĐ - Ngày 23/6, Sở GD&ĐT Phú Thọ tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho 260 cán bộ là thủ trưởng các đơn vị có học sinh dự thi và các giáo viên được chọn tham gia công tác thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT năm 2022.