Dấu vết của hồ nước trên sao Hỏa

Dữ liệu từ thiết bị thăm dò của Cơ quan Vũ trụ Hàng không Mỹ (NASA) cho thấy một hồ nước lớn từng tồn tại trên sao Hỏa hàng tỷ năm trước, củng cố thêm bằng chứng về sự sống của vi sinh vật trên hành tinh này.

Mô phỏng hình ảnh hồ nước từng tồn tại trên miệng hố Gale.
Mô phỏng hình ảnh hồ nước từng tồn tại trên miệng hố Gale.

Dựa trên dữ liệu được thu thập từ thiết bị thăm dò Curiosity, các nhà khoa học cho rằng miệng hố Gale từng chứa một hồ nước lớn từ cách đây 3,5 tỷ năm, và núi Sharp, ở vị trí trung tâm của miệng hố rộng 154 km này, hình thành từ quá trình tích tụ trầm tích hàng triệu năm trước.

"Kích thước của hồ nước trên miệng hố Gale, thời gian và dấu vết của nước có thể là biểu hiện về khoảng thời gian đủ để sự sống hình thành và phát triển", Michael Meyer, nhà khoa học thuộc Chương trình Thăm dò sao Hỏa của NASA, cho hay.

Theo Reuters, nghiên cứu này chỉ ra sự tồn tại của các giai đoạn ẩm ướt và khô hanh ở miệng hố Gale. Điều này có thể thách thức khái niệm trước đó, vốn cho rằng giai đoạn khí hậu ấm áp của sao Hỏa hình thành từ sớm và tương đối ngắn ngủi. 

Đây là phát hiện củng cố thêm bằng chứng về sự tồn tại của một hành tinh khác trong hệ Mặt Trời có những điều kiện thích hợp cho sự sống của vi sinh vật.

Thiết bị tự hành Curiosity đáp xuống khu vực núi Sharp hồi tháng 8/2012. Không lâu sau đó, Curiosity tìm thấy một số bằng chứng về thành phần hóa học và các điều kiện cần thiết để hỗ trợ sự sống của vi sinh vật trên hành tinh đỏ.

Theo vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.