'Điểm danh' khó khăn trong phổ cập giáo dục mầm non 3-4 tuổi ở nông thôn

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Việc cho trẻ đến trường sớm là tạo cơ hội để trẻ tiếp cận làm việc nhóm, tập thể, được tiếp nhận những kiến thức sơ đẳng theo hệ thống. Tuy nhiên, theo chia sẻ của nhiều trường mần non ở địa phương, việc phổ cập trẻ mầm non 3- 4 tuổi gặp không ít khó khăn, đặc biệt là ở các vùng nông thôn.

Trẻ mầm non 3-4 tuổi đến trường sau dịch. Ảnh NC
Trẻ mầm non 3-4 tuổi đến trường sau dịch. Ảnh NC

Phụ huynh còn suy nghĩ hạn chế

Theo đánh giá của nhiều trường mần non, Đề án Phổ cập mầm non cho trẻ 3 và 4 tuổi thực sự là một bước đi hay, tạo cơ hội cho trẻ có môi trường phát triển, đặc biệt tạo cho trẻ tự tin, tạo môi trường giao tiếp cũng như tham gia các hoạt động để phát triển các kỹ năng như: giao tiếp, thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt …. Tuy nhiên, quá trình triển khai nhiều trường ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa còn gặp khó khăn.

Theo chia sẻ của cô Bùi Thị Hương – Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Quang Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh): “Hiện nay, khó khăn lớn nhất của việc phổ cập trẻ mầm non 3 – 4 tuổi là việc vận động phụ huynh cho trẻ đến trường”.

Để phụ huynh hiểu và nhận thức được giá trị của việc cho trẻ 3 -4 tuổi đến trường Hương và các đồng nghiệp của mình đến tận nhà giải thích, phân tích.

“Quá trình vận động, chúng tôi cũng phân tích cho phụ huynh hiểu những lợi thế cho việc trẻ được đến trường sớm sẽ được tiếp nhận các kỹ năng kiến thức cao, tiếp xúc với các kỹ năng làm việc nhóm, tập thể được tiếp xúc với nhiều bạn cùng lứa tuổi từ đó hình thành những thói quen giao tiếp, xử lý tình huống cho trẻ” - cô Hương nói.

Bên cạnh đó, hằng năm, cứ đến giữa tháng 8 Trường Mần non xã Quang Lộc cũng phát đi thông báo tuyên truyền trên loa phát thanh của xã, phát thông báo tuyên truyền về các xóm thế nhưng đó vẫn là bài toán khó”.

Một khó khăn mà cô Hương cũng chia sẻ là, hiện nay ở xã Quang Lộc có hình thành một số lớp trẻ tự phát. Theo chia sẻ của cô Hương: “Phụ huynh cho rằng khi cho con học ở các lớp tự phát trong làng việc đưa đón thuận tiện hơn, có thể cho học sinh nghỉ lúc nào cũng được”.

Còn theo cô Đinh Thị Thanh Hòa - Hiệu trưởng trường Mần non Hương Liên (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) cho biết: Năm 2021-2022 chúng tôi thực hiện chương trình phổ cập trẻ 3 - 4 tuổi. Theo đó để đạt được các tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường học, chúng tôi cũng tham mưu cho ngành giáo dục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học.

Trước lúc bước vào năm học mới chúng tôi cũng rà soát trên địa bàn xã có bao nhiêu cháu đang trong độ tuổi 3-4 để đến vận động cho phụ huynh, học sinh. Từ 15/8 hằng năm chúng tôi cũng đến từng nhà để vận động, tuyên truyền cho phụ huynh”

Tuy nhiên, cái khó khăn mà trường cô Hòa cũng như nhiều trường khác đang gặp phải là cơ sở vật chất còn hạn chế. Nhu cầu trẻ 3 tuổi còn ít do phụ huynh chưa thực sự hiểu và quan tâm. Do vậy việc vận động trẻ 3 tuổi đi học khá khó khăn đối với các huyện miền núi, vùng sâu vùng xa.

Đồng thời, cô Hòa cũng kiến nghị với ngành giáo dục đối với các trường vùng sâu vùng xa, các huyện miền núi cần được quan tâm hơn nữa về cơ sở vật chất, đảm bảo các khối phòng học chức năng. Trang thiết bị phụ vụ học cần được trang bị thêm.

Việc chăm lo để mọi trẻ em mẫu giáo được đến trường, lớp mầm non là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của mỗi gia đình và toàn xã hội.

Việc chăm lo để mọi trẻ em mẫu giáo được đến trường, lớp mầm non là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của mỗi gia đình và toàn xã hội.

Những lợi thế khi phổ cập GDMN cho trẻ em mẫu giáo (3-4 tuổi)

Phổ cập GDMN cho trẻ em mẫu giáo (3-4 tuổi) và duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ em mẫu giáo 5 tuổi là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong GDMN nhằm nâng cao tỷ lệ trẻ em mầm non được tiếp cận giáo dục; Nhằm duy trì, nâng cao kết quả đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ em mẫu giáo 5 tuổi; chuẩn bị tốt cho trẻ em vào lớp 1 đối với tất cả các vùng miền trong cả nước.

Việc chăm lo để mọi trẻ em mẫu giáo được đến trường, lớp mầm non là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Đẩy mạnh xã hội hóa với trách nhiệm hơn của Nhà nước, của xã hội và gia đình để phát triển GDMN.

Mục tiêu, nội dung, phương pháp GDMN đổi mới theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của trẻ em, bảo đảm liên thông, gắn kết với giáo dục phổ thông; góp phần tích cực cho việc nâng cao chất lượng giáo dục.

Bảo đảm hầu hết trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi ở mọi vùng miền được đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày, đủ một năm học, nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để trẻ em vào lớp 1, nâng cao tỷ lệ trẻ em mầm non được tiếp cận giáo dục.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Khơi nước gần dập lửa xa

GD&TĐ - Iran đã bước vào giai đoạn xung khắc mang bản chất mới với Mỹ và Israel nên càng cần yên bình ở phía biên giới chung với Pakistan.
Minh họa/INT

Khai mở động lực tăng trưởng mới

GD&TĐ - Về tổng thể, kết thúc quý I/2024, kinh tế Việt Nam được đánh giá là có nhiều điểm sáng nhưng thực tế, các doanh nghiệp vẫn đang gặp khá nhiều khó khăn.