Đầu tư hạ tầng thông minh chống biến đổi khí hậu

GD&TĐ - Mạng lưới giao thông, năng lượng và viễn thông cần được xây dựng trên cơ sở năng lượng sạch, cũng như đủ sức chịu đựng các thảm họa thiên tai, nếu muốn kiềm chế được sự nóng lên toàn cầu và đáp ứng các mục tiêu phát triển - theo đánh giá của các chuyên gia về cơ sở hạ tầng và khí hậu.

Xe buýt điện đang là phương tiện hữu hiệu tại các thành phố châu Âu
Xe buýt điện đang là phương tiện hữu hiệu tại các thành phố châu Âu

Cơ sở hạ tầng hiện tại chính là thủ phạm của khoảng 70% lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu. Những gì được các chuyên gia đang tiến hành sẽ xác định thế giới này có đang thực sự nỗ lực hiệu quả để chống biến đổi khí hậu hay không.

Vấn đề này được đưa ra tại hội nghị về cơ sở hạ tầng bền vững ở Barcelona (Tây Ban Nha).

“Nếu không tăng cường nỗ lực để bảo đảm cơ sở hạ tầng sử dụng vật liệu và nguồn năng lượng sạch hơn, ngân sách

carbon của chúng ta sẽ bị quá tải, một điều không thể chấp nhận được” - cựu Giám đốc Khí hậu của Liên Hợp Quốc (LHQ) Christiana Figueres, người tổ chức Sứ mệnh 2020 - một chiến dịch nhằm giảm phát thải toàn cầu, nhấn mạnh.

Bà Figueres lấy ví dụ rằng các tòa nhà có thể được thiết kể để tiêu thụ ít năng lượng hơn cho hệ thống đèn và sưởi trong khi tự sản sinh năng lượng và bán năng lượng thừa cho các bên khác. Những lợi ích đó có giá trị vượt trên cả chi phí đầu tư trả trước, bà Figueres nhận xét thêm.

Ông James Grabert, Giám đốc Cơ chế phát triển bền vững từ Văn phòng Biến đổi khí hậu của LHQ cho biết, cần nhiều cơ sở hạ tầng đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của con người hơn, từ thức ăn thức uống tới chỗ ở, đặc biệt là ở các nước nghèo nhưng đang trên đà phát triển nhanh.

Xây dựng sạch, không dựa vào năng lượng nhiên liệu hóa thạch là cần thiết để đáp ứng các mục tiêu trong Hiệp định Khí hậu Paris là giữ cho mức tăng nhiệt toàn cầu dưới 2 độ C, trong đó mốc lý tưởng là 1,5 độ C.

Còn theo bà Figueres, thất bại trong việc bảo vệ cơ sở hạ tầng khỏi tác động của biến đổi khí hậu như lũ lụt và bão sẽ dẫn đến việc hao hụt các khoản ngân sách cộng đồng mà thành phố hay quốc gia có thể dùng để chấm dứt đói nghèo.

Tại các nước giàu có, cơ sở hạ tầng carbon thấp, họ thường chỉ cần hiện đại hóa những gì đã có. Ví dụ như Barcelona đang bổ sung thêm nhiều tuyến xe buýt, phương tiện di chuyển sạch và đường cho xe đạp, tự thành lập các công ty năng lượng để khai thác thêm năng lượng mặt trời, thúc đẩy tái chế và giới thiệu các khu ưu tiên cho người đi bộ với tên gọi là super-block, theo Frederic Ximeno, ủy viên sinh thái của Hội đồng TP Barcelona giới thiệu.

Nhưng khoảng 60% cơ sở hạ tầng mới phát triển vào năm 2030 sẽ là ở các nước đang phát triển, nơi đầu tư cần tăng gấp đôi để đáp ứng các mục tiêu phát triển và khí hậu toàn cầu, theo thông tin từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế.

Thách thức sẽ nằm ở việc thu hút tài chính hỗ trợ cho các dự án xanh sẽ khá tốn kém ở những môi trường pháp lý không chắc chắn như châu Phi và châu Á.

Bà Kirsten Snow Spalding, Giám đốc Mạng lưới Đầu tư Ceres cho biết, một số nhà đầu tư lớn như quỹ tiền nhàn rỗi đang bắt đầu thúc đẩy các chính sách và tiêu chuẩn hỗ trợ họ bỏ tiền vào các mối đầu tư bền vững, nhưng thay đổi này không đủ nhanh vì đa phần vẫn muốn tối đa hóa lợi nhuận tài chính.

Một cách để giải quyết việc này theo bà Spalding gợi ý là chính phủ và các ngân hàng phát triển cung cấp tài trợ để giảm rủi ro cho các nhà đầu tư khi bỏ tiền vào các thị trường mới nổi như một phần của cách tiếp cận tập trung hợp tác giải quyết biến đổi khí hậu.

Theo Reuters

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.