Canada: Chính phủ của ông Trudeau lún sâu vào khủng hoảng

GD&TĐ - Một bộ trưởng cao cấp thứ hai đã từ chức và rời khỏi nội các của Thủ tướng Canada Justin Trudeau, trong bối cảnh vụ bê bối tham nhũng đang đe dọa gây bất ổn cho chính phủ của ông trước cuộc bầu cử quốc gia năm nay.  

Ông Trudeau đứng trước nhiều thử thách chính trị ngay trước thềm bầu cử
Ông Trudeau đứng trước nhiều thử thách chính trị ngay trước thềm bầu cử

Mất niềm tin

Jane Philpott, người đã nắm giữ một số danh mục đầu tư trong nội các của ông Trudeau trước khi trở thành Chủ tịch Hội đồng ngân khố, đã tuyên bố rời khỏi vị trí của mình.

Trong một tuyên bố trên Tweetter, bà cho biết đã mất niềm tin vào chính phủ trong việc xử lý cuộc điều tra về các cáo buộc cho rằng các quan chức liên quan đến ông Trudeau đã gây áp lực cho một cựu bộ trưởng để giúp Công ty SNC-Lavalin khỏi bị truy tố hình sự.

“Các nguyên tắc nghiêm trọng đang bị đe dọa là sự độc lập và toàn vẹn của hệ thống tư pháp của chúng tôi.... Đáng buồn thay, tôi đã mất niềm tin vào cách chính phủ giải quyết vấn đề này, cũng như cách họ phản ứng với các vấn đề được nêu ra”, bà viết trong đơn xin thôi việc. “Có thể phải trả giá để hành động theo nguyên tắc của một người, nhưng còn phải trả giá lớn hơn để từ bỏ chúng”.

Với đơn từ chức của mình, bà đã gia nhập vào danh sách những nhân sự cao cấp của chính phủ ông Trudeau từ chức, trong đó có Jody Wilson-Raybould, cựu Bộ trưởng Tư pháp kiêm Tổng chưởng lý và Gerald Butts, cựu trợ lý hàng đầu của ông Trudeau.

Bà Wilson-Raybould đã làm dấy lên những tranh luận nảy lửa xung quanh chính phủ của ông Trudeau, với cáo buộc khi bà tường trình với Ủy ban Tư pháp Hạ viện hồi tháng 2 rằng đã phải đối mặt với “các mối đe dọa che giấu” và áp lực “duy trì” từ các quan chức chính phủ để can thiệp vào một vụ tham nhũng và lừa đảo liên quan đến SNC-Lavalin – một trong các công ty xây dựng và kỹ thuật lớn nhất thế giới.

Bộ trưởng nội các thứ hai từ chức

Ông Trudeau đã cảm ơn cựu Thư ký nội các của mình vì sự phục vụ của bà và nói rằng vụ bê bối ngày càng gia tăng đã mở ra một cánh cửa quan trọng đối với các thể chế chính trị của đất nước. “Trong một nền dân chủ như của chúng ta và trong một không gian mà chúng ta đánh giá cao sự đa dạng một cách rất mạnh mẽ, mọi người đều được phép có những bất đồng và tranh luận. Chúng ta thậm chí còn khuyến khích điều đó”, ông phát biểu trước công chúng tại cuộc tuần hành Hành động chống biến đổi khí hậu ở Toronto. “Vấn đề này đã tạo ra một cuộc thảo luận quan trọng: Làm thế nào các tổ chức dân chủ, cụ thể là các bộ cùng các nhân viên và quan chức hỗ trợ nó, có thể tự chỉ đạo. Điều này rất quan trọng và cốt lõi đối với tất cả các nguyên tắc của chúng tôi”.

Vụ bê bối đang đe dọa nhấn chìm đảng Tự do của ông Trudeau trước cuộc bầu cử dự kiến diễn ra trước tháng 10 năm nay. Lãnh đạo đảng Bảo thủ đối lập, Andrew Scheer, nói rằng việc từ chức của của Philpott “thể hiện rõ ràng sự hỗn loạn của một chính phủ hoàn toàn do một thủ tướng thất sủng lãnh đạo” và kêu gọi các bộ trưởng nội các khác từ chức, hoặc yêu cầu ông Trudeau từ chức. “Đây có phải là những gì bạn mong muốn nền chính trị mang lại?” - ông đặt câu hỏi trong một cuộc họp báo. “Nếu không, đã đến lúc họ đứng lên và được lắng nghe, giống như Jane Philpott đã làm”.

Lãnh đạo NPD Jagmeet Singh cũng tận dụng động thái của Philpott và viết trên Tweetter rằng việc từ chức của bà “nhấn mạnh sự cần thiết phải điều tra công khai (về vụ bê bối SNC-Lavalin) hơn bao giờ hết” và “đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng về sự can thiệp của Thủ tướng Trudeau”. Đảng của ông Trudeau cũng kêu gọi ông tuyên thệ và làm chứng về vụ bê bối SNC-Lavalin.

Áp lực từ nước ngoài

Cuộc tranh cãi diễn ra vào thời điểm không thuận lợi cho ông Trudeau, đúng vào giai đoạn ông đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng ngoại giao toàn diện với Trung Quốc sau vụ bắt giữ Giám đốc điều hành Huawei, bà Mạnh Vãn Châu. Bà Mạnh là Giám đốc Tài chính của Công ty Công nghệ Trung Quốc và là con gái của người sáng lập, ông Nhậm Chính Phi.

Theo yêu cầu của Mỹ, Canada đã bắt giữ người phụ nữ này vào ngày 1/12/2018. Bà Mạnh phải đối mặt với khả năng dẫn độ về Mỹ đối với các cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt Iran.

Bắc Kinh cho rằng, việc bắt giữ bà Mạnh là một hành vi có mục tiêu chính trị và yêu cầu trả tự do cho bà Mạnh ngay lập tức. Ngay sau khi bà Mạnh bị bắt ở Canada, hai người Canada ở Trung Quốc cũng đã bị giam giữ và hiện đang phải đối mặt với cáo buộc gián điệp nghiêm trọng. Một người đàn ông Canada khác, bị cầm tù về tội ma túy, đã nhanh chóng bị kiểm tra chất gây nghiện lại vào tháng 1 vừa qua và bị kết án tử hình. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ