Đầu tư đê Biển Đông bảo vệ Đất Mũi Cà Mau

Ngày 30/5, Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau cho biết, Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý chủ trương đầu tư phát triển Dự án xây dựng tuyến đê biển Đông đoạn nằm trên địa bàn tỉnh Cà Mau nhằm thích ứng với tình hình biển đổi khí hậu và nước biển dâng.

Đầu tư đê Biển Đông bảo vệ Đất Mũi Cà Mau
Đoạn đê Biển Tây bằng rọ đá bị sóng biển ăn đứt

Theo khảo sát của Sở NN-PTNT Cà Mau, bờ Biển Tây tiếp giáp với Kiên Giang đến các huyện Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Phú Tân (Cà Mau) hơn 90 km, đã được xây dựng bằng đất đen, đã xuống cấp và bị sạt lở bình quân từ 20 đến 25m/năm.

Bờ Biển Đông tiếp giáp với huyện Đông Hải (Bạc Liêu) đến các huyện Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển,(Cà Mau) dài hơn 100 km, sạt lở từ 45 đến 50m/năm. Đây là tuyến tiếp giáp với biển bằng dãi rừng phòng hộ, chưa được xây dựng đê biển bảo vệ.

Tính toán sơ bộ, bình quân mỗi năm, biển ăn khoảng 450 ha đất ven biển. Một số đoạn bờ biển bị sạt lở có nguy cơ vỡ đê biển hơn 40km, 5.100 m rừng phòng hộ ven biển có nguy cơ bị nhấn chìm.

Hiện nay, tỉnh Cà Mau đang thi công hơn 7 km kè khẩn cấp thuộc Dự án đầu tư xây dựng nâng cấp đê biển Tây và triển khai Dự án đầu tư xây dựng đê biển Đông, dài hơn 76km thuộc địa bàn huyện Đầm Dơi và Năm Căn với tổng mức đầu tư trên 1.300 tỷ đồng.

Nhiều đoạn đê Biển Đông bị sóng biển ăn sâu vào đất liền

Dãi rừng phòng bộ Biển Đông bị chết đứng do nước biển dâng cao

Cây mắm bám biển bị sóng biển đánh bật gốc
Kè mềm tạo bãi bảo vệ Khu du lịch Mũi Cà Mau phát huy được hiệu quả

Việc đầu tư đê Biển Đông tỉnh Cà Mau từ năm 2016, với mức đầu tư 1.300 tỷ đồng, đáp ứng tính cấp thiết đối phó với biến đổi khi hậu đang diễn ra. Tuyến đê Biển Đông Cà Mau xây dựng đê biển, trồng rừng phòng hộ, di dời và tái định cư để bảo vệ 130.000 ha đất sản xuất và 260.000 hộ dân đang sinh sống.

Theo tienphong.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ