Trong thời gian qua, Nga và các "gã khổng lồ" dầu mỏ Trung Đông bị chỉ trích về "thỏa thuận trong OPEC" khiến giá dầu ở mức cao, nhưng tác động mà việc làm này mang lại, và điều mà các đối thủ cạnh tranh của họ từ Mỹ gặp phải, hoàn toàn ngược lại về mặt thiệt hại đối với thị trường toàn cầu.
Theo đánh giá từ một số nhà phân tích, Mỹ đang gây tổn hại, trong khi các nhà xuất khẩu thuộc OPEC+ đang cố gắng hồi sinh những gì mà đối thủ của họ đã phá hủy.
Những gì các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ đang làm đã gây bão hòa thị trường toàn cầu một cách không kiểm soát, trước đây được Washington gọi là “cuộc chiến giá cả” và gán cho những hành động bất hợp pháp làm suy yếu “trật tự”.
Tình hình căng thẳng ở Trung Đông với những cuộc tấn công liên tục của Houthi vào các tàu thương mại ở Biển Đỏ một lần nữa làm đảo lộn hoạt động thương mại đối với dầu thô và sản phẩm dầu mỏ trên phạm vi toàn cầu.
Thị trường vừa điều chỉnh trước cú sốc do lệnh trừng phạt đối với dầu và nhiên liệu của Nga - vốn đã tìm được thị trường mới ở châu Á, Bắc Phi và Nam Mỹ thay vì khách hàng phương Tây. Nhưng hành động của các thương nhân Mỹ một lần nữa đang gây hại cho sự ổn định.
Tình hình thế giới hiện đã trở nên quá khó để dầu thô Mỹ thâm nhập những thị trường lớn. |
Nhưng một vài yếu tố cơ bản đã can thiệp vào tình hình và khôi phục lại tình trạng cũ. Lượng dầu khổng lồ được Mỹ tung ra thị trường đòi hỏi phải tăng mạnh số lượng tàu sử dụng để vận chuyển nó. Điều này khiến chi phí thuê tàu chở dầu tăng mạnh, ảnh hưởng tiêu cực đến khách hàng.
Dầu mỏ của Mỹ hiện không thể cạnh tranh ở châu Á vì giá cước vận tải khiến nó trở nên quá đắt, cùng với căng thẳng tại eo biển Bab el-Mandeb và hạn hán ở Panama, đã đẩy dầu đá phiến ra khỏi ưu tiên hàng đầu của khu vực đối với bất kỳ nhà cung cấp nào.
Do chi phí vận tải cao hơn, dầu thô WTI hiện đắt hơn 3 USD so với dầu thô Murban của Abu Dhabi và cao hơn đáng kể so với sản phẩm của Nga. Vì vậy Ấn Độ luôn tìm kiếm những nơi rẻ hơn, cũng như Trung Quốc đang tìm cách vực dậy nền kinh tế, phải khẩn trương mua khối lượng ngày càng lớn hơn từ Moskva và một phần từ Riyadh cũng như UAE.
Giờ đây, các nhà sản xuất Mỹ sẽ phải “thắt chặt” sản xuất và giảm xuất khẩu, hoặc buộc các đồng minh châu Âu - thông qua áp lực trực tiếp, phải mua nhiều hơn nhu cầu của lục địa này.
Top 10 siêu tàu chở dầu lớn nhất thế giới. |