Dấu hiệu trầm cảm ở trẻ cha mẹ tuyệt đối không được bỏ qua

GD&TĐ - Trẻ bị trầm cảm thường có nhiều dấu hiệu cảnh báo. Là cha mẹ, bạn sẽ muốn biết những dấu hiệu đó là gì và mình nên làm gì để hỗ trợ con cái.

Thanh thiếu niên bị trầm cảm thường có nhiều dấu hiệu cảnh báo. (Ảnh: ITN).
Thanh thiếu niên bị trầm cảm thường có nhiều dấu hiệu cảnh báo. (Ảnh: ITN).

Scott Bea, một nhà trị liệu tâm lý hành vi nhận thức chuyên về rối loạn lo âu và tâm trạng, đồng thời là trợ lý giáo sư y khoa tại Đại học Y khoa Cleveland Clinic Lerner (Hoa Kỳ), cho biết: “Nếu trầm cảm xảy ra trong gia đình bạn, hãy nói chuyện với con bạn về điều đó. Trò chuyện có thể giúp con hiểu rằng chúng không có lỗi khi bị trầm cảm. Hãy tỉnh táo để quan sát và sớm phát hiện những dấu hiệu trầm cảm ở trẻ”.

Chìm trong nỗi buồn

Một dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở tuổi vị thành niên là nỗi buồn kéo dài hơn hai tuần. Bea cho biết, thanh thiếu niên bị trầm cảm có thể có ý nghĩ tự tử, nói về việc tự tử hoặc tự làm tổn thương bản thân.

Một dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở tuổi vị thành niên là nỗi buồn kéo dài hơn hai tuần. (Ảnh: ITN).
Một dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở tuổi vị thành niên là nỗi buồn kéo dài hơn hai tuần. (Ảnh: ITN).

“Làm bạn với bạn của con luôn là điều quan trọng. Đôi khi, bất chấp mọi nỗ lực của con, cha mẹ là người cuối cùng biết khi nào con mình bị trầm cảm và bạn bè của chúng có thể rất hữu ích trong việc xác định các triệu chứng. Trong một số trường hợp, chúng giúp cảnh báo cho cha mẹ khi một đứa trẻ có ý định tự tử”, Bea nói.

Thay đổi thói quen ăn uống hoặc cân nặng

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học Hoa Kỳ đã xem xét vai trò của cân nặng đối với chứng trầm cảm ở thanh thiếu niên và phát hiện ra rằng, những bé gái thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ bị trầm cảm cao gần gấp đôi so với những bé gái có trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.

Nếu con bạn có vẻ bất ổn về cân nặng, đó có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm.

Bea cho biết những thay đổi trong thói quen ăn uống cũng là một dấu hiệu của chứng trầm cảm ở tuổi vị thành niên. Hãy để ý xem con bạn có đột nhiên ăn nhiều hơn hoặc ít hơn đáng kể hoặc thay đổi cân nặng đột ngột hay không.

Trong trường hợp này, cha mẹ nên nói chuyện với con về những điều có thể khiến chúng khó chịu.

Thay đổi về giấc ngủ và hoạt động

Cha mẹ nên tìm hiểu những thay đổi trong hành vi bình thường của trẻ. (Ảnh: ITN).
Cha mẹ nên tìm hiểu những thay đổi trong hành vi bình thường của trẻ. (Ảnh: ITN).

Thanh thiếu niên bị trầm cảm thường cho thấy những thay đổi trong cách ngủ. Một số bị mất ngủ và khó ngủ, trong khi những đứa trẻ khác có thể ngủ nhiều hơn bình thường.

Bea nói: “Những thay đổi về mức độ hoạt động cũng là dấu hiệu cảnh báo trầm cảm ở thanh thiếu niên. Một số thanh thiếu niên cử động chậm lại và mức độ hoạt động thấp hơn bình thường, trong khi những đứa trẻ khác có vẻ kích động về thể chất và di chuyển nhiều hơn bình thường, biểu hiện thường là đi đi lại lại một cách lo lắng, cắn móng tay hoặc vặn tay”.

Thay đổi tâm trạng và hành vi

Nếu con bạn đột nhiên lạm dụng rượu hoặc các loại thuốc khác, gặp rắc rối pháp lý, hãy biết rằng đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo về chứng trầm cảm.

Thanh thiếu niên có thể rất dễ cảm thấy rất chán nản hoặc phát triển thái độ tiêu cực bất thường. Bea cho biết trẻ bị trầm cảm thường bộc lộ những thay đổi mạnh mẽ trong tính khí.

Giảm sự tự tin

Trẻ thường không bao giờ hài lòng với ngoại hình của mình hoặc dành nhiều thời gian hơn để chuẩn bị đi học hoặc các sự kiện khác. Một số thanh thiếu niên có thể cần đến sự trấn an liên tục từ cha mẹ hoặc giáo viên. Nhiều dấu hiệu cảnh báo về bệnh trầm cảm ở thanh thiếu niên bao gồm cảm giác không được yêu thương, hoặc thậm chí vô giá trị.

Thanh thiếu niên bị trầm cảm có xu hướng suy nghĩ tiêu cực và rất khắt khe về bản thân, vì vậy hãy nói chuyện với con bạn về lý do tại sao chúng lại cảm thấy như vậy.

Thu mình

Bea cho biết thanh thiếu niên bị trầm cảm thường xa lánh bạn bè, gia đình và không còn muốn tham gia vào các hoạt động mà họ từng yêu thích.

“Cha mẹ nên tìm hiểu những thay đổi trong hành vi bình thường của trẻ, chẳng hạn như cô lập, không muốn tham gia các hoạt động xã hội với bạn bè hoặc gia đình", Bea nói.

Vấn đề ở trường học

Bea cho biết nhiều dấu hiệu trầm cảm ở thanh thiếu niên bao gồm khó khăn ở trường, từ điểm số giảm sút đến việc không tham gia vào các hoạt động thể thao, tổ chức, câu lạc bộ và các hoạt động ngoại khóa khác.

Thanh thiếu niên bị trầm cảm có thể khó tập trung, khó chú ý ở trường và khó đưa ra quyết định. Một số thanh thiếu niên thậm chí có thể không muốn đến trường.

Nỗi đau thể xác

Trẻ bị trầm cảm cũng có thể phàn nàn về các triệu chứng thể chất, bao gồm cả đau đớn, mà không có nguyên nhân rõ ràng. Thường xuyên đau đầu, đau bụng và đau ở những nơi khác trong cơ thể có thể là dấu hiệu trầm cảm ở thanh thiếu niên. Đột nhiên phàn nàn là rất mệt mỏi và không còn năng lượng để thực hiện các hoạt động mà trẻ từng yêu thích chính là dấu hiệu rất rõ ràng của chứng trầm cảm.

Theo Everydayhealth

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

 Mbappe được HLV Ancelotti lên tiếng bênh vực.

HLV Ancelotti bênh vực Mbappe

GD&TĐ - HLV Carlo Ancelotti của Real Madrid đã lên tiếng bảo vệ Kylian Mbappe trước những tin đồn bất lợi.