Đó là kết luận từ một nghiên cứu mới được xuất bản trên JAMA Network Open. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học ở Vương quốc Anh và Bắc Mỹ đã kiểm tra dữ liệu được thu thập từ gần 16.000 cặp mẹ con (trẻ em từ 12 tuổi trở lên).
Thanh thiếu niên nữ trong nghiên cứu được phát hiện có nguy cơ trầm cảm cao hơn 6% so với nam giới có mẹ bị trầm trong thai kỳ.
Nghiên cứu cho thấy, cơ chế lây truyền trầm cảm và đánh giá giảm thiểu rủi ro sau can thiệp có thể mở đường cho các chiến lược mới giúp giảm nguy cơ rối loạn trầm cảm trong thai kỳ.
Hiểu hơn về trầm cảm trong thai kỳ
Trẻ em học mọi thứ từ cha mẹ, bắt đầu từ khi còn nhỏ. (Ảnh: ITN). |
Tiến sĩ Roseann Capanna-Hodge, nhà tâm lý học và chuyên gia sức khỏe tâm thần nhi khoa có văn phòng ở Connecticut và New York, cho biết: “Trầm cảm trong thai kỳ đơn giản là chưa được nói đến nhiều và vẫn còn rất nhiều sự kỳ thị gắn liền với nó. Chứng rối loạn tâm trạng này có mức độ từ nhẹ đến nặng và có thể điều trị được.
Trước khi có thai, chúng ta thường vẽ nên viễn cảnh rằng việc có một đứa trẻ sơ sinh sẽ khiến cuộc sống tràn ngập ánh nắng và hoa hồng, nhưng 60% đến 80% các bà mẹ mới sinh sẽ gặp hiện tượng “baby blues” và 10 đến 20% bị trầm cảm lâm sàng sau sinh”.
Roseann chia sẻ thêm: “Đối với một người mới làm mẹ, họ cảm thấy tội lỗi vì đã buồn sau khi có đứa con mà họ vô cùng mong muốn ra đời, một số bà mẹ thậm chí có thể không nhận ra chứng trầm cảm của mình”.
Quan điểm của chuyên gia
Trầm cảm của người mẹ làm gián đoạn sự phát triển của việc điều chỉnh cảm xúc ở trẻ sơ sinh. (Ảnh: ITN). |
Tiến sĩ Alexandra Stockwell, một chuyên gia về mối quan hệ và sự thân mật, cho biết: “Tôi nghĩ 70% là khá cao, nhưng điều đó không làm tôi ngạc nhiên. Nền văn hóa của chúng ta đang vô cùng thiếu đánh giá cao việc làm mẹ ở khía cạnh cảm xúc, thể chất và tinh thần. Chúng ta không còn hiểu tầm quan trọng của việc làm mẹ và điều đó tạo ra đủ loại thách thức cho cặp đôi mẹ con.
Trẻ em học mọi thứ từ cha mẹ, bắt đầu từ khi còn nhỏ. Vì vậy, ngay cả khi không có khuynh hướng di truyền và những yếu tố sinh học/sinh lý rất quan trọng khác, những đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi cha mẹ mắc chứng rối loạn tâm trạng từ rất sớm (và cả sau này nữa), cũng có nguy cơ cảm thấy như vậy".
Capanna-Hodge nói thêm rằng, nghiên cứu đã chỉ ra chất lượng tương tác của người mẹ và mức độ nhạy cảm của người mẹ đối với phản ứng của đứa trẻ có tác động đáng kể đến sức khỏe não bộ.
Cô nói: “Nghiên cứu đã chứng minh rằng trẻ sơ sinh thường cố gắng tương tác với mẹ. Nếu bị trầm cảm, người mẹ không tham gia tương tác với trẻ, điều này sẽ dẫn đến tình trạng đau khổ ở trẻ sơ sinh.
Nói cách khác, trầm cảm của người mẹ làm gián đoạn sự phát triển của việc điều chỉnh cảm xúc ở trẻ sơ sinh. Những phân tích tổng hợp hiện tại đã tiến thêm một bước và chứng minh những tác động lâu dài của chứng trầm cảm thai kỳ đối với sức khỏe tâm thần của trẻ”.
Cách giảm rủi ro
Erin Sadler, một nhà tâm lý học lâm sàng được cấp phép tại Bệnh viện Nhi đồng Quốc gia ở Washington, cho biết: “Hãy hợp tác với một nhà trị liệu được đào tạo về trầm cảm thai kỳ và sự phát triển của trẻ em, người có thể huấn luyện cha mẹ tạo ra một thế giới khác biệt cho người mẹ, đứa trẻ và cả gia đình”.
Các biện pháp can thiệp để giảm thiểu rủi ro có thể hữu ích trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Các chuyên gia cho rằng, các biện pháp tương tự để giảm nguy cơ trầm cảm ở người lớn có thể được áp dụng để giúp giảm nguy cơ trầm cảm ở phụ nữ mang thai. Điều này có nghĩa là ngủ đủ giấc, đủ dinh dưỡng, vận động thường xuyên, giữ đủ nước, dành thời gian hòa mình vào thiên nhiên và nhờ sự giúp đỡ từ đồng nghiệp hoặc chuyên gia khi cần.