Dấu hiệu nhận biết và cách ngăn chặn ý định tự tử ở trẻ

GD&TĐ - Trong khi trầm cảm thường được cho là vấn đề của người lớn, khoảng 3% trẻ em cũng rơi vào tình trạng này.

Trầm cảm và ý định tự tử có thể liên quan mật thiết. Ảnh minh họa.
Trầm cảm và ý định tự tử có thể liên quan mật thiết. Ảnh minh họa.

Thậm chí, không ít trẻ có ý định tự tử khi trầm cảm. Nhiều phụ huynh băn khoăn, làm thế nào để có thể biết ý định tự tử của trẻ?

Làm thế nào để biết?

Ý nghĩ tự sát ở trẻ có thể không phải lúc nào cũng được nhận thấy. Thậm chí, không phải phụ huynh nào cũng có thể nhận ra suy nghĩ đó ở con. Một phần là bởi, khi có ý định tự tử, trẻ có thể sẽ không trực tiếp nói về điều đó, tương tự người trưởng thành.

Thay vào đó, ý nghĩ tự tử ở trẻ em có thể biểu hiện qua sự quan tâm hoặc bận tâm đến cái chết. Cha mẹ có thể nhận thấy dấu hiệu của sự bận tâm này trong quần áo của trẻ, các chương trình chúng xem trên tivi, trang web con truy cập trên máy tính.

Hoặc, phụ huynh cũng có thể nhận thấy thông qua những gì trẻ viết trong nhật ký hoặc thậm chí là khi làm bài tập về nhà.

Mặt khác, đôi khi một đứa trẻ sẽ nói trực tiếp về việc muốn chết hoặc mong muốn tự sát. Chúng thậm chí có thể nói gián tiếp về việc muốn “làm cho tất cả biến mất” hoặc nghĩ rằng “thế giới sẽ là một nơi tốt hơn nếu không có con”.

Thông thường, có rất ít dấu hiệu nhận biết khi trẻ muốn tự tử, đặc biệt là ở những bé nhút nhát hoặc thu mình. Nếu trường hợp này xảy ra với con mình, làm sao cha mẹ có thể nhận biết? “Chìa khóa” là nhận ra các dấu hiệu của chứng trầm cảm ở trẻ. Bởi, suy nghĩ tự tử và trầm cảm có thể song hành với nhau.

Nguyên nhân dẫn đến ý nghĩ tự tử

Nếu trẻ không công khai bày tỏ về ý định tự tử, điều quan trọng là phụ huynh phải nhận ra các triệu chứng của trầm cảm. Thực tế, những triệu chứng này thường liên quan đến ý nghĩ tự tử. Một số dấu hiệu có thể bao gồm các cảm giác như vô dụng, vô vọng và thu mình khỏi xã hội.

Ý nghĩ về cái chết không phải lúc nào cũng dẫn đến hành động tự tử. Tuy nhiên, những suy nghĩ như vậy được cho là có thể làm tăng nguy cơ tự tử của trẻ. Không phải tất cả trẻ em trầm cảm đều có ý định tự tử.

Song, trầm cảm được coi là một yếu tố nguy cơ dẫn đến ý định tự sát. Tự tử là một trong những hậu quả đáng sợ của chứng trầm cảm không được điều trị ở trẻ em. Trong khi đó, trầm cảm ở trẻ em cũng có thể mang lại những hậu quả theo nhiều cách khác.

Làm gì khi trẻ có ý định tự tử?

Suy nghĩ trầm cảm hoặc tự tử của trẻ có thể không phải lúc nào cũng rõ ràng. Đó là lý do tại sao việc tìm cách điều trị chứng trầm cảm của trẻ là vô cùng quan trọng. Một chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể phát hiện ra những dấu hiệu về ý nghĩ tự tử bằng cách nói chuyện với trẻ, thực hiện các bài kiểm tra tâm lý.

Hoặc, bằng cách đánh giá các yếu tố nguy cơ, như những lần tự tử trước đây và mức độ trầm cảm của trẻ. Ngoài ra, liệu pháp điều trị trầm cảm có thể giúp giảm ý định tự tử ở trẻ. Nếu bác sĩ đề nghị trẻ dùng thuốc, như chống trầm cảm, cha mẹ có thể cân nhắc về điều đó.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sử dụng thuốc chống trầm cảm, bao gồm chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), có thể làm tăng ý định tự tử ở một số trẻ em và thanh thiếu niên. Cách hiệu quả nhất để kiểm soát chứng trầm cảm ở trẻ thường bao gồm sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ và chuyên gia sức khỏe tâm thần.

Cha mẹ cần trò chuyện cởi mở với trẻ. Ảnh minh họa.

Cha mẹ cần trò chuyện cởi mở với trẻ. Ảnh minh họa.

Phương pháp giao tiếp với trẻ

Sự hỗ trợ của cha mẹ bao gồm về mặt tinh thần có liên quan đến việc giảm tỷ lệ tự tử ở trẻ em. Một số sự hỗ trợ bao gồm lắng nghe những lo lắng của con và an ủi chúng khi thất vọng hoặc bực bội.

Nếu quyết định thảo luận về chứng trầm cảm với con mình, phụ huynh có thể sẽ lo lắng về việc nên nói thế nào cho phù hợp. Tuy nhiên, thực tế, điều quan trọng là cha mẹ cần có một cuộc thảo luận cởi mở và trung thực với trẻ. Điều đó có thể mang lại cho trẻ sự hỗ trợ cần thiết. Với một vài mẹo nhỏ, các phụ huynh và người chăm sóc có thể tự tin nói về chứng trầm cảm với con mình.

Đảm bảo rằng trẻ hiểu những gì cha mẹ đang nói và không bị bối rối hoặc cảm thấy nhàm chán trong cuộc thảo luận. Đồng thời, sử dụng những từ trẻ có thể hiểu được. Những từ như “trầm cảm” hoặc “phản ứng cảm xúc” có lẽ quá phức tạp đối với trẻ.

Tuy nhiên, những từ đó có thể phù hợp với trẻ lớn hơn hoặc thanh thiếu niên. Cha mẹ có thể thử so sánh chứng trầm cảm của trẻ với một tình trạng nào đó mà con đã quen thuộc, như cúm hoặc nhiễm trùng.

Trò chuyện tích cực

Trầm cảm là một căn bệnh nghiêm trọng gây ra đau đớn về tinh thần và thể chất. Tuy nhiên, phụ huynh hãy cố gắng để cuộc trò chuyện diễn ra theo hướng tích cực. Bằng cách duy trì một cái nhìn tích cực và đầy hy vọng trong các cuộc thảo luận, cha mẹ sẽ tránh được việc làm trẻ hoảng sợ một cách không cần thiết.

Phụ huynh không nên hứa những điều không thể thực hiện. Cha mẹ không nên nói chi tiết về các chủ đề mà bản thân không chắc chắn. Thay vào đó, hãy nói cho trẻ những điều cha mẹ biết. Đồng thời, lập danh sách các câu hỏi để thảo luận với chuyên gia sức khỏe tâm thần của trẻ.

Thấu hiểu

Trẻ cần biết rằng, cha mẹ công nhận và tôn trọng cảm xúc của chúng. Ngay cả khi không hoàn toàn hiểu suy nghĩ của trẻ, phụ huynh cũng không nên gạt bỏ cảm xúc ở con. Những lời nhận xét phiến diện có thể khiến trẻ che giấu cảm xúc hoặc thu mình hơn.

Phụ huynh cần để trẻ nói chuyện cởi mở, thoải mái bày tỏ ý kiến cũng như suy nghĩ. Tránh ngắt lời, phán xét hoặc trừng phạt vì cảm xúc của trẻ. Việc cha mẹ lắng nghe khiến trẻ hiểu rằng, con có thể tâm sự để giải tỏa cảm xúc. Nếu lo lắng, phụ huynh hãy trực tiếp xem trẻ có đang nghĩ đến việc tự tử hay không.

Theo Verywellmind

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.