Nguyên nhân bệnh trầm cảm gia tăng trong mùa dịch Covid-19

GD&TĐ - Đại dịch Covid-19 như là một sang chấn khiến nhiều người dễ mắc các rối loạn về tâm thần như: Căng thẳng thần kinh (stress), rối loạn lo âu, thậm chí cả trầm cảm.

Nguyên nhân bệnh trầm cảm gia tăng trong mùa dịch Covid-19
Chuyên gia tâm lý Tuệ An cho biết, trong thời gian dịch bệnh, có rất nhiều khách hàng đã gọi điện nhờ cô tư vấn. Khi nói chuyện, nữ chuyên gia thấy rằng, biểu hiện chung của khách hàng là mệt mỏi, cơ thể không có năng lượng, không có động lực làm việc, không có năng lượng làm gì.
Ngoài ra, nhiều người thay đổi cảm xúc, dễ cáu gắt, nóng giận, nhỏ nhen hơn trước đây, không kiểm soát được cảm xúc của mình. Có người chia sẻ họ thường xuyên có trạng thái lo lắng, suy nghĩ quá nhiều, mất tập trung dẫn tới không làm được việc gì.
Để đối phó với tình hình dịch còn diễn biến dài, nếu không tự tìm cách thích nghi, sẽ có nguy cơ rơi vào trạng thái trầm cảm. Vì thế, chuyên gia tâm lý cho rằng khi hiểu được nguyên nhân dẫn đến trầm cảm chúng ta có thể tự mình thoát ra và giúp đỡ những người khác cùng vượt qua.
Gen di truyền
Gen di truyền và tình trạng này xảy ra ở nữ phổ biến hơn nam. Mặc dù bản thân gen di truyền không thôi thì không đủ để hình thành nên trầm cảm nhưng khi kết hợp với các yếu tốc bên ngoài, bệnh dễ dàng bộc phát hơn.
Vì thế những người mang gen dễ rơi vào trầm cảm hơn người thường.
Rối loạn nội tiết tố
Rối loạn nội tiết tố, khi chúng ta trải qua một tình trạng tiêu cực bức bối như mất người thân, thất nghiệp vì dịch, không được gặp bạn bè người yêu làm cơ thể sản sinh ra cảm xúc tiêu cực. Lâu dần chúng khiến người ta cạn kiệt sức lực, không còn kiểm soát được suy nghĩ và hành động của mình nữa.
Lạm dụng mạng xã hội, nghiện điện thoại
Nguyên nhân bệnh trầm cảm gia tăng trong mùa dịch Covid-19 ảnh 1
Phụ thuộc quá vào thiết bị công nghệ, từ đó lười học động chân tay, làm đảo lộn đồng hồ sinh học của cơ thể và đánh mất kết nối với người thân. Nhất là khi tham gia vào các mạng xã hội dễ dàng bị dẫn dắt, cảm xúc cuốn theo luồng thông tin tiếp nhận dễ rơi vào trạng thái mất cân bằng.
Không gian sống chật hẹp, ít tiếp xúc xã hội
Không gian sống chật hẹp ít cây xanh và không khí trong lành cộng thêm việc phải ở nhà 24/7 làm việc và tiếp xúc với mọi người trong gia đình lâu dần sinh ra va chạm, bất hòa hay nhàm chán, muốn bung ra mà không thể.
Nội lực yếu
Nội lực yếu, sống phụ thuộc vào người khác, luôn cần ai đó chăm lo và mang đến hạnh phúc cho mình. Không có khả năng sống một mình và tạo niềm vui cho bản thân. Khi buộc phải sống một mình, không có nhiều xúc chạm với người khác liền bị chới với, cô đơn.
Đại dịch Covid-19 làm thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày, cùng với đó là những lo lắng cho sức khỏe của bản thân và gia đình, căng thẳng hơn khi mất việc làm, thu nhập giảm sút, mất ngủ, lo âu...
Thực tế đây cũng là điều tự nhiên. Chính vì vậy, khi tư vấn cho khách hàng của mình, chuyên gia tâm lý Tuệ An thường chia sẻ: "Mọi thứ trên cuộc đời này đều là vô thường mà không là mãi mãi. Khi nghe được điều này, người ta thường hay nghĩ đến vòng đời ngắn ngủi của những thứ tốt đẹp mà quên rằng "mọi thứ " luôn có cả những điều tốt đẹp lẫn những điều không tốt đẹp.
Chuyện buồn sẽ qua, nên đừng buồn quá. Chuyện vui sẽ qua, nên đừng vui quá. Ta sống hết lòng với hiện tại là đủ rồi. Tình yêu rồi cũng sẽ qua. Đến cuối cùng, sự sống rồi cũng sẽ qua. Buồn hay vui cũng đều có ý nghĩa riêng của nó".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.