Dấu hiệu cho thấy bạn đang giáo dục con rất tốt

GD&TĐ - Việc nuôi dạy con cái ngày xưa rất đơn giản, chỉ cần con đủ ăn đủ mặc. Nhưng mọi chuyện bây giờ đã khác.

Cha mẹ thời đại mới đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục con cái. (Ảnh: ITN).
Cha mẹ thời đại mới đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục con cái. (Ảnh: ITN).

Cha mẹ thời đại mới đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục con cái. Đây không chỉ là sự may mắn của con cái mà còn là sự may mắn của cha mẹ.

Dưới góc độ tâm lý học, một số dấu hiệu sau đây cho thấy bạn đang giáo dục con đúng phương pháp.

Con dám thể hiện cảm xúc thật của mình trước mặt cha mẹ

Mỗi người đều có những cảm xúc riêng, và trẻ em cũng không ngoại lệ, cha mẹ chính là “bến đỗ” an toàn và ấm áp nhất cho con mình.

Nếu đứa trẻ dám bày tỏ những cảm xúc chân thật nhất của mình trước mặt cha mẹ, đặc biệt là tức giận, buồn bã, sợ hãi,… điều đó cho thấy đứa trẻ rất tin tưởng vào cha mẹ.

Điều này cho thấy khoảng cách giữa cha mẹ và con cái rất gần, trong lòng con cái có đủ cảm giác an toàn nên chúng hành động một cách tự nhiên.

Nếu đứa trẻ luôn che giấu cảm xúc của mình trước mặt cha mẹ hoặc chỉ dám thể hiện một loại cảm xúc nhất định thì có nghĩa giữa cha mẹ và con cái đang có vấn đề.

Tình thương của cha mẹ dành cho con phải là vị tha, nên dù con có thể hiện cảm xúc gì thì cha mẹ cũng nên có thái độ chấp nhận, để con có thể được sống trong môi trường thật sự thoải mái.

Nếu con bị thương hoặc gặp vấn đề gì, con chạy đến với cha mẹ ngay lập tức

Cha mẹ thường cho biết con cái hay nói dối, con không dám lên tiếng khi bị bạn cùng lớp bắt nạt, con không xin lời khuyên của cha mẹ khi gặp vấn đề...

Sở dĩ trẻ không nói với cha mẹ hoặc không cho cha mẹ biết là vì sợ cha mẹ trách móc, sợ cha mẹ chế giễu, sợ cha mẹ không tin tưởng, sợ cha mẹ không quan tâm...

Vì vậy, khi trẻ làm sai hoặc mắc lỗi nào đó, cha mẹ không nên trực tiếp la mắng mà nên tìm cách giải quyết.

Nếu không, bạn sẽ đánh mất lòng tin của trẻ dành cho bạn và sẽ có khoảng cách nào đó giữa cha mẹ và con cái.

Khi đứa trẻ dám tâm sự với cha mẹ bất cứ điều gì, điều đó chứng tỏ đứa trẻ rất tin tưởng cha mẹ và trong lòng cảm thấy đủ an tâm.

Con sẵn sàng nói chuyện với cha mẹ về suy nghĩ của mình

Khi con sẵn sàng nói với bạn về những suy nghĩ của mình, ngay cả khi chúng chỉ là tưởng tượng, điều đó cũng đủ cho thấy mối quan hệ giữa bạn và con rất thân thiết.

Một số cha mẹ quá nghiêm khắc với con cái, mỗi khi con có ý nghĩ xấu hoặc làm sai, họ sẽ ngay lập tức ngắt lời và dạy cho chúng một bài học.

Điều này sẽ khiến con ngày càng rời xa bạn và chúng sẽ không bao giờ muốn nói cho bạn biết những suy nghĩ thật sự của chúng sau này.

Phản hồi mà con nhận được từ cha mẹ không phải là sự miệt thị

1-cha-me-thoi-dai-moi.jpg
Làm những việc mình thích có thể giúp trẻ phát triển cảm giác thành tựu. (Ảnh: ITN).

Một số cha mẹ đưa ra những phản hồi hoàn toàn không khách quan cho con mình, thậm chí còn gán cho con nhiều nhãn mác. Thậm chí, có một số cha mẹ luôn gán cho con cái mác sau khi nói về hành vi của con mình - như lười biếng, kém thông minh,...

Những nhãn mác, phán xét này không làm trẻ trở nên tốt hơn mà chỉ khiến chúng ngày càng giống “cái mác” hơn.

Việc dán nhãn cho trẻ theo ý muốn sẽ khiến trẻ ngày càng trở nên xấu tính, hoặc đặt trẻ lên bệ cao, khiến cuộc sống của trẻ rất mệt mỏi.

Trẻ em là những thiên thần độc nhất. Chúng có thể thông minh, ngốc nghếch, nghịch ngợm hoặc kiên định. Mỗi đứa trẻ đều có cá tính riêng và không cần bất kỳ định nghĩa nào.

Trẻ luôn được khuyến khích làm những gì mình muốn

Làm những việc mình thích có thể giúp trẻ phát triển cảm giác thành tựu. Trong quá trình theo đuổi sở thích, trẻ sẽ phát triển khả năng kiên trì và ít thực hiện những hành vi mạo hiểm.

Một số cha mẹ không cho phép con mình khám phá lĩnh vực mà chúng quan tâm. Thay vào đó, những “sở thích” họ để con phát triển thực chất là những sở thích chưa thỏa mãn của chính họ.

Nếu cha mẹ không cho con phát hiện tài năng và ép con học những lĩnh vực mà con không hứng thú, con sẽ rất sợ làm cha mẹ thất vọng và đặc biệt căng thẳng trong quá trình học tập.

Kết quả là con không ngừng học tập trong điều kiện bị áp bức.

Không phải đứa trẻ nào cũng phải trở thành nhà khoa học, kỹ sư, họa sĩ, bác sĩ, giáo viên... Bạn không nên áp đặt ý tưởng của mình lên con dù con có làm gì thì đó cũng là điều con muốn làm nhất và hạnh phúc nhất.

Tài năng không phải do cha mẹ trau dồi mà được trẻ phát hiện thông qua việc không ngừng tìm tòi. Nếu cha mẹ ép con làm những điều chúng không thích, chúng sẽ bị áp lực rất lớn và chỉ số hạnh phúc của chúng sẽ rất thấp.

Theo m.thepaper

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ