Đau đớn nhìn con dâu vào nhà nghỉ với trai lạ

Bà không ngờ con trai mình lại yếu hèn đến thế “nó sợ vợ hơn sợ mẹ nó…”. Cả buổi tối bà nhắc đi nhắc lại câu nói đó. Rồi bà tường tận với con trai về chuyện bà nhìn thấy con dâu vào nhà nghỉ với trai lạ. Lúc đầu con dâu bà một mực không nhận, còn nói bà “ngậm máu phun người”.

Đau đớn nhìn con dâu vào nhà nghỉ với trai lạ

Bà Minh xưa nay vốn tính hiền lành, thương yêu con dâu như con gái trong nhà. Chẳng vì thế mà bao người ghen tị với con dâu bà vì mấy ai đi làm dâu lại được mẹ chồng chăm lo đến thế. Từ chuyện nhà cửa, con cái, công việc nhà, cơm nước… đều một tay bà lo liệu. 

Nhiều người ái ngại nói với bà “Chị cứ chiều con cái thế chúng nó ỷ lại đó. Mình già rồi phải nghỉ ngơi, để con trẻ nó làm. Đời thủa nhà ai con dâu cứ tưng tửng còn mẹ chồng thì cả ngày cặm cụi việc lớn, việc bé bao giờ…”. Thế nhưng những lúc như thế bà lại xua tay nói đỡ, “Chúng nó bận trăm công nghìn việc ý, mình ở nhà cả ngày có bận gì đâu làm được việc gì thì cứ làm. Chứ ngồi không ở nhà cũng chán…”.

Sáng nào bà cũng cặm cụi dậy từ sớm đi chợ, nấu ăn sáng, cho cháu ăn rồi đưa chúng đi học. Bữa trưa, bữa tối cũng một tay bà chuẩn bị. Con trai, con dâu đi làm về chỉ việc tắm gội rồi vào bàn ăn. 

Ấy vậy mà nhiều khi bà vẫn bị con dâu chê khéo là nấu ăn dở, không hợp vị. Còn con trai bà thì vốn “sợ vợ”, chẳng bao giờ hé răng nói lại câu nào. Mẹ chồng vất vả là thế còn con dâu thì lúc nào cũng chỉ biết mua sắm, làm đẹp , ăn diện.

Đau đớn nhìn con dâu vào nhà nghỉ với trai lạ - Ảnh 1

Đã có lúc bà thương con dâu như con đẻ (Ảnh minh họa).
Thế nhưng bà sống vì con, vì cháu nên chẳng bao giờ bà so đo, tính toán thiệt hơn. Có bao nhiêu tiền tích cóp, tiên lương hưu bà dành dụm mua nhà cửa cho con cái. Kể từ ngày chồng bà mất bà càng trở nên lầm lũi hơn, ngày qua ngày chỉ biết thu vén việc nhà. Cả đời bà chỉ có một cậu con trai nên dù biết con dâu lười nhác, ăn nói thiếu lễ độ nhưng vì muốn con trai hạnh phúc nên bà nín nhịn.

Bà biết con dâu mình không phải là nàng dâu thảo, nhưng chưa bao giờ bà ghét bỏ con dâu. Thậm chí bà còn thương yêu con dâu như con gái vì trước đây lúc nào bà cũng mong muốn có được một cô con gái nhưng số bà không may mắn nên cố gắng lắm mới chỉ có được một mụn con. 

Vậy mà hôm đó chính mắt bà trông thấy con dâu bước vào nhà nghỉ cùng với một người đàn ông lạ. Bà dõi theo mới tá hỏa ra là con dâu mình ngoại tình . Bà đau đớn đến tột cùng, thương cho con trai bà, và cũng tủi cho số phận mình. Bà thấy tiếc cho quãng thời gian bà tin tưởng, yêu thương, chiều chuộng con dâu.

Là một người phụ nữ hiền hậu, nhân đức đến vậy nhưng việc con dâu ngoại tình bà không thể chấp nhận, càng không thể tha thứ. Tối đó về đến nhà bà ném hết chỗ thức ăn bà đi mua về tung tóe trên sàn nhà, bà ngồi gục xuống bàn ăn, thậm chí đến điện bà cũng không buồn bật, bà gửi 2 đứa cháu sang nhà hàng xóm để chờ con trai con dâu về làm cho ra nhẽ.

Vừa bước vào nhà con dâu bà đã phàn nàn “không biết mẹ đi đâu mà nhà cửa tối om cũng không bật đèn”. Khi bật đèn lên con dâu bà càng ngỡ ngàng vì thấy cảnh tượng đồ ăn tung tóe trên sàn còn mẹ chồng thì ngồi im bất động trên ghế. 

Vừa nhìn thấy con dâu, con trai về bà toan chạy đến tát con dâu nhưng cô con dâu nhanh tay xô bà ngã ngã dúi dụi xuống nền nhà, và nói “Mẹ bị sao thế? Hôm nay trúng gió à? Có chuyện gì mẹ cứ nói chứ đừng cư xử lưu manh thế…”. Thấy mẹ ngã con trai bà chạy ra đỡ thì bị vợ giật tay lại “Mẹ ngã mẹ khác dậy được, vợ anh suýt thì sưng mặt với mẹ anh đây này…”.

Đau đớn nhìn con dâu vào nhà nghỉ với trai lạ - Ảnh 2

Lần này bà không thể tha thứ cho con dâu khi chính mắt bà trông thấy cô ngoại tình (Ảnh minh họa).

Nước mắt bà dàn dụa nhìn con dâu, con trai. Bà không ngờ con trai mình lại yếu hèn đến thế “nó sợ vợ hơn sợ mẹ nó…”. Cả buổi tối bà nhắc đi nhắc lại câu nói đó. Rồi bà tường tận với con trai về chuyện bà nhìn thấy con dâu vào nhà nghỉ với trai lạ. 

Lúc đầu con dâu bà một mực không nhận, còn nói bà “ngậm máu phun người”. Nhưng sau đó bà chạy sang nhà hàng xóm gọi đứa cháu về, đứa cháu 6 tuổi của bà thuật lại sự việc y trang bà không thiếu một câu. 

Vậy là việc con dâu bà ngoại tình đã rõ mười mươi, lúc ấy cô ả mới thừa nhận. Có lẽ cô ả chắc chắn chồng mình nhu nhược sẽ chẳng làm gì được mình, chỉ dăm ba câu mật ngọt là xong chuyện. Nhưng nào ngờ, lần này con trai bà lại dũng cảm đến vậy.

Anh dang tay tát thẳng vào mặt vợ, mắng vợ xối xả như thể trút hết những kìm nén bao lâu nay. Rồi anh chạy nhanh lên phòng vơ mấy bộ đồ của vợ vào vali ném xuống chân vợ rồi nói “Cô thích ngoại tình tôi cho cô ngoại tình, giờ thì yêu ai, thích ai thì cứ việc. Ngay trong đêm nay cô phải đi khỏi nhà này. Đến chỗ người tình của cô mà chờ tòa án gọi. Sáng mai tôi sẽ gửi đơn ly hôn đến tòa., không có giải thích nhiều nữa. tôi không nghe, tôi chịu đựng như vậy là quá đủ rồi…”.
Con người nào đâu phải sỏi đá, đến khi “tức nước thì vỡ bờ”. Bà nhìn đến con dâu đang ôm mặt khóc, bà ôm đứa cháu vào lòng vừa thương, vừa trách. Rồi mai đây cháu bà sẽ phải sống thiếu tình thương của mẹ, của cha. Gia đình này sẽ tan tác. Bà trách bản thân mình đã quá nuông chiều con dâu.
Theo doisongphapluat

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học – THCS xã Đăk Ui thăm nom, tặng quà cho cựu chiến binh A Danh. Ảnh: NTCC

Chung tay xoa dịu những nỗi đau

GD&TĐ - Chiến tranh đã đi qua gần nửa thế kỷ nhưng vẫn còn những bà mẹ, thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ… cần được giúp đỡ, hỗ trợ.

Hội viên Chi hội phụ nữ bản Hỏm Hốc tìm hiểu mô hình kinh tế của gia đình chị Lò Thị Mông.

Chị Mông làm kinh tế giỏi

GD&TĐ - Trong cuộc sống vô vàn khó khăn, chị Lò Thị Mông đã vươn lên để trở thành một trong những hội viên làm kinh tế giỏi ở Tuần Giáo (Điện Biên).

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...