Đánh thức tiềm năng của học sinh hòa nhập

GD&TĐ - Đó là chia sẻ của cô Nguyễn Ngọc Hạnh - giáo viên Trường tiểu học Đinh Bộ Lĩnh (Mỹ Tho, Tiền Giang).

Cô Nguyễn Ngọc Hạnh
Cô Nguyễn Ngọc Hạnh

Cô Hạnh là một trong những giáo viên được tuyên dương trong chương trình "Chia sẻ cùng thầy, cô năm 2018". Chương trình do Bộ GD&ĐT, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Tập đoàn Thiên Long phối hợp tổ chức.

Tạo ra nhiều tình huống cho học sinh

Mỗi người, dù bị khiếm khuyết cho đến mức nào đi nữa nhưng họ vẫn có tiềm năng để phát triển. Quan trọng là chúng ta có biết cách đánh thức tiềm năng đó hay không.
Nguyễn Ngọc Hạnh 

Tâm huyết, trách nhiệm và luôn hết lòng yêu thương học trò. Đó là những gì đồng nghiệp nhận xét về cô Nguyễn Ngọc Hạnh - giáo viên Trường tiểu học Đinh Bộ Lĩnh (Mỹ Tho, Tiền Giang). Đó cũng là lý do vì sao năm nào cô Hạnh cũng được giao chủ nhiệm lớp 1 và dạy lớp có học sinh hòa nhập.

Theo cô Hạnh, với giáo viên dạy lớp 1, việc làm đầu tiên của mỗi giào viên chủ nhiệm là tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý và hoàn cảnh gia đình của từng trẻ. Với học sinh khuyết tật, học hòa nhập, giáo viên cần có kế hoạch riêng cho những học sinh này.

Cô Hạnh cho biết, khó khăn nhất của cô khi dạy học sinh hòa nhập là các em không hợp tác, đôi khi có những hành động như: la hét, cào cấu bạn. Và hầu hết các em không tham gia các hoạt động vui chơi của lớp. Nhiều em còn không có khả năng phục vụ bản thân.

"Bản thân là giáo viên chủ nhiệm, tôi nhận thấy mình phải cần cố gắng và nỗ lực thật nhiều, nhằm giúp trẻ hòa nhập được vào cộng đồng cũng như góp phần làm giảm đi gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Việc làm đầu tiên là tôi trực tiếp gặp phụ huynh học sinh để có thêm những thông tin về em. Trong quá trình dạy, tôi tạo ra nhiều tình huống để học sinh cùng tham gia.

Cùng với đó, tôi quan sát học sinh trong từng hoạt động, trò chuyện cùng các em và tham gia các trò chơi. Qua đó, nhằm phát hiện nhu cầu và năng lực của học sinh" - cô Hạnh chia sẻ.

Xây dựng mục tiêu riêng cho học sinh hòa nhập

Từ kinh nghiệm của bản thân, cô Hạnh chia sẻ, để dạc hòa nhập, giáo viên cần: Thứ nhất xác định nhu cầu năng lực của học sinh. Đây là việc làm bắt buộc trong giáo dục hòa nhập. Có tìm hiểu nhu cầu và khả năng của học sinh, mới có thể xây dựng được kế hoạch giáo dục cá nhân và các hoạt động hỗ trợ khác.

Thứ hai, lựa chọn phương pháp và điều chỉnh chương trình giảng dạy. Theo đó, giáo viên có thể tình huống cho học sinh. Chẳng hạn như với học sinh tự kỷ, bị chậm ngôn ngữ, giáo viên dạy học sinh nói câu ngắn gọn, đơn giản. Cầm tay học sinh để hướng dẫn các em tô theo chữ.

Ngoài ra, giáo viên có thể sử dụng những đồ dùng trực quan trong giảng dạy nhằm giúp các em khắc sâu những âm, những từ mà các em đã học. Cố gắng kết hợp bài học với kinh nghiệm từ cuộc sống thường ngày của trẻ.

Giáo viên có thể chia nhiệm vụ ra thành nhiều bước nhỏ, tách các mục tiêu học tập ra thành nhiều cấp bậc.

Để các em làm những gì có thể trước khi các em tiếp tục các công việc khó hơn. Quay trở lại các bước đơn giản nếu các em gặp khó khăn. Nếu hôm nay học sinh không làm được, tiếp tục cho các em thực hiện tiếp vào ngày hôm sau.

Xếp đôi học sinh học hòa nhập với một bạn khác nhằm giúp trẻ tập trung chú ý và giúp thực hiện các hoạt động trên lớp. Khen ngợi trẻ, nhẹ nhàng khuyên bảo, động viên khi trẻ thành công vì trẻ rất thích. Giải thích cho trẻ hiểu những việc nào nên và không nên.

Thứ ba: Xây dựng mục tiêu giáo dục cho trẻ. Cùng với mục tiêu chung cho cả lớp học, giáo viên xây dựng mục tiêu riêng cho học sinh hòa nhập. Qua đó có thể đánh giá các mặt phát triển của trẻ như: Kiến thức, kỹ năng, thái độ; Khả năng ngôn ngữ và giao tiếp – khả năng nhận thức – khả năng tự phục vụ.

Có sự điều chỉnh mục tiêu cho trẻ kịp thời, phù hợp với sự tiến bộ hay chưa tiến bộ của trẻ. Theo dõi quan sát từng biểu hiện, từng sự tiến bộ của trẻ. Nếu trẻ chưa thực hiện được trong trong tuần, trong tháng có thể đưa kế hoạch đó vào tuần sau, tháng sau để trẻ thực hiện tốt hơn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.