Danh mục đơn hàng của Rosoboronexport đã đạt mức kỷ lục

GD&TĐ - Khối lượng xuất khẩu vũ khí của Nga theo ước tính đã lên tới mức 57 tỷ USD.

Danh mục đơn hàng của Rosoboronexport đã đạt mức kỷ lục

Danh mục đơn đặt hàng của Rosoboronexport vào cuối năm 2024 đã đạt mức kỷ lục trong lịch sử - hơn 57 tỷ USD - khi họ cung cấp các sản phẩm quân sự của Nga cho 44 quốc gia.

Điều này đã được công bố bởi Tổng Giám đốc công ty, Phó Chủ tịch Liên minh Kỹ sư Cơ khí Nga - ông Alexander Mikheev.

“Danh mục đặt hàng của Rosoboronexport vào cuối năm 2024 đã đạt con số kỷ lục trong toàn bộ lịch sử của công ty khi lên tới hơn 57 tỷ USD, chúng tôi đã cung cấp các sản phẩm quân sự của Nga cho 44 quốc gia”, dịch vụ báo chí của đơn vị xuất khẩu dẫn lời ông Mikheev.

Mặc dù vậy, đại diện của công ty làm rõ rằng ưu tiên của tổ hợp công nghiệp quốc phòng ngày nay là đáp ứng nhu cầu của Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga.

Cơ quan báo chí của nhà xuất khẩu đặc biệt lưu ý: “Danh mục đơn đặt hàng đạt mức kỷ lục đối với vũ khí và thiết bị quân sự của Nga cho thấy tiềm năng thương mại nước ngoài cao của Rosoboronexport và sự sẵn sàng hợp tác của nhiều đối tác trên khắp thế giới”.

rosoboronexport.jpg
Rosoboronexport tuyên bố giá trị xuất khẩu vũ khí Nga đạt tới kỷ lục mới.

Mặc dù vậy con số trên đang bị nghi ngờ rất lớn bởi trong suốt thời gian vừa qua, Nga hầu như không ký thêm bất cứ hợp đồng xuất khẩu nào do các quốc gia lo ngại trở thành đối tượng bị trừng phạt.

Mới đây Moskva đã cho biết có khách hàng đầu tiên đặt mua tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm Su-57E (có thể là Algeria) nhưng nếu thỏa thuận này là thật cũng khó lòng thực hiện, nếu quan sát kỹ thương vụ Su-35SE với Ai Cập bị hủy bỏ trước đó vì Cairo không chịu được áp lực từ Mỹ.

Thương vụ hiếm hoi mà Nga thực hiện trong thời gian qua chính là bán lại lô Su-35 nói trên cho Iran, nhưng giá trị cũng ở mức rất thấp, còn kém xa con số 57 tỷ USD vừa được Rosoboronexport đề cập.

Tiêm kích Su-57 tham dự triển lãm hàng không quốc tế tại Trung Quốc.
Theo vpk

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một lớp học của Trường Tiểu học Thủ Lệ (Ba Đình, Hà Nội). Ảnh: Phòng GD&ĐT

Khơi thông chính sách cho nhà giáo

GD&TĐ - Trong năm 2024, nhiều “điểm nghẽn” về chính sách dành cho nhà giáo được tháo gỡ, tạo động lực để các thầy, cô cống hiến.