Đang vào mùa sầu riêng rồi: Nếu mắc những bệnh sau thì cố gắng ăn nhiều hơn nhé!

GD&TĐ - Sầu riêng được nhiều người yêu thích không chỉ vì hương vị thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Đang vào mùa sầu riêng rồi: Nếu mắc những bệnh sau thì cố gắng ăn nhiều hơn nhé!

Được mệnh danh là ông vua của các loại trái cây, sầu riêng có mùi rất mạnh khiến người không quen khó chấp nhận.

Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g cơm quả sầu riêng có 37,14% nước, 6,38% protit, 2,7% lipit, 16,2% gluxit, nhiều loại chất khoáng và vitamin. Mùi đặc biệt của múi sầu riêng là do hỗn hợp của các este và thioethe tạo thành.

Mỗi chén sầu riêng chứa đến 80% nhu cầu vitamin C mà cơ thể cần mỗi ngày.

Tác dụng của sầu riêng:

1. Phòng tránh và giảm bớt chứng táo bón

Sầu riêng chứa nhiều chất xơ, một dưỡng chất quan trọng có khả năng hấp thu nước và làm giãn nở đường tiêu hóa. Nhờ đó, quá trình loại bỏ chất thải trong hệ thống tiêu hóa được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.

2. Ngăn ngừa bệnh thiếu máu

Nguyên nhân của bệnh thiếu máu không phải lúc nào cũng do việc thiếu hụt chất sắt gây nên. Sự thiếu hụt chất folate cũng có thể gây ra một loại thiếu máu được gọi là thiếu máu ác tính. Folate, hay còn gọi là vitamin B9, rất cần thiết cho việc sản xuất những tế bào máu đỏ bình thường và sầu riêng chính là một trong những nguồn cung cấp folate khá tốt.

3. Bảo vệ sự “khỏe mạnh” của làn da

Vitamin C là một nhân tố quan trọng trong quá trình hình thành collagen – một protein cần thiết cho da, xương, hệ thống dây chằng và các mạch máu. Nó còn có vai trò quan trọng trong việc làm lành vết thương. Mỗi chén sầu riêng chứa đến 80% nhu cầu vitamin C mà cơ thể cần mỗi ngày.

4. Duy trì sự chắc khỏe của xương

Sầu riêng chứa nhiều kali. Khi nói về “sức khỏe” của xương, mọi người thường chỉ tập trung vào canxi. Sự thật, kali cũng là một dưỡng chất quan trọng giúp duy trì một bộ xương chắc khỏe. Chúng giữ gìn lượng canxi trong cơ thể để dưỡng chất này không bị bài tiết quá nhiều qua đường tiểu.

5. Điều chỉnh lượng đường huyết

Loại trái cây này có thể giúp điều chỉnh mức đường huyết nhờ vào khả năng của lượng mangan dồi dào có trong sầu riêng.

Riboflavin – một loại vitamin B được tìm thấy trong sầu riêng, vẫn thường được sử dụng để chữa trị bệnh đau nửa đầu.

6. Giúp duy trì tuyến giáp khỏe mạnh

I-ốt vẫn được xem là chất dinh dưỡng duy nhất có khả năng “bảo vệ” tuyến giáp. Trên thực tế, đồng cũng là một khoáng chất có vai trò lớn trong hoạt động trao đổi chất ở tuyến giáp, đặc biệt là quá trình sản xuất và hấp thu các hóc-môn. Sầu riêng cung cấp khá nhiều đồng. Nhờ vậy, khi ăn sầu riêng, tuyến giáp của bạn cũng sẽ được hưởng lợi.

7. Giúp tiêu hóa tốt

“Ông vua của các loại trái cây” còn chứa đầy ắp thiamin, một loại vitamin B có công dụng kích thích sự thèm ăn và giúp bao tử sản xuất nhiều a-xít hydrocloric để tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

8. Làm giảm bệnh đau nửa đầu

Bạn đang phải chịu đựng chứng đau nửa đầu? Hãy nhâm nhi sầu riêng vì chúng sẽ giúp bạn xua tan cơn đau. Riboflavin – một loại vitamin B được tìm thấy trong sầu riêng, vẫn thường được sử dụng để chữa trị bệnh đau nửa đầu.

9. Đẩy lùi chứng chản nản

Sầu riêng có vitamin B6. Việc thiếu hụt vitamin B6 trong cơ thể có thể dẫn tới tình trạng chán nản, suy nhược. Các kết quả nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân mắc phải chứng bệnh này đều là những người thiếu hụt vitamin B6 – một trong những dưỡng chất thiết yếu rất cần thiết để sản xuất ra serotonin – chất hóa học giữ nhiệm vụ truyền dẫn các thông tin ở não, làm ảnh hưởng đến tâm trạng.

10. Bảo vệ sự khỏe mạnh cho răng và lợi

Nhờ vào lượng phốt pho mà sầu riêng cũng được xem là loại thực phẩm có ích cho răng và lợi. Mặc dù canxi là một trong những chất dinh dưỡng tốt nhất dành cho răng và lợi nhưng canxi không thể hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ răng luôn chắc khỏe nếu không có sự trợ giúp từ phốt pho.

Nhờ vào lượng phốt pho mà sầu riêng cũng được xem là loại thực phẩm có ích cho răng và lợi.

Bài thuốc chữa bệnh từ sầu riêng

1. Theo kinh nghiệm dân gian, rễ và lá sầu riêng được dùng làm thuốc chữa sốt và viêm gan vàng da: Lấy rễ và lá sầu riêng 10 – 20g thái nhỏ, phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml uống hằng ngày, đồng thời kết hợp lấy lá tươi nấu nước tắm cho những người bị vàng da do gan.

2. Vỏ thân cây sầu riêng dùng nấu nước tắm chữa bệnh ngoài da và diệt chấy, rận, rệp…

3. Hạt sầu riêng chứa 3,1% protit, 0,4% lipit, các chất P, Na, K, Ca, Mg, Fe, các vitamin B1, B2, C… do đó được sử dụng làm thức ăn và thuốc bổ dưỡng dưới dạng luộc, nướng hoặc rang chín, ăn bùi như hạt dẻ, hạt mít. Bột hạt sầu riêng cũng được dùng làm chất phụ gia trong chế biến các loại kẹo, mứt.

4. Vỏ quả sầu riêng cũng được dùng làm thuốc chữa bệnh. Sau khi ăn người ta lấy vỏ rửa sạch, thái lát mỏng, phơi khô để dùng.

Theo Đông y vỏ quả sầu riêng có vị đắng, tính ấm, có tác dụng ích khí, tiêu thực, cầm mồ hôi, làm ấm phổi để chữa ho, thường được dùng làm thuốc bổ khí, chữa đầy bụng, khó tiêu, ho do hàn, cảm sốt. Ngày dùng 15 – 20g, thái nhỏ nấu nước uống.

5. Bổ thận tráng dương: Bầu dục lợn 1 bộ, sầu riêng (sắp chín) 200g, gia vị vừa đủ. Bầu dục thái nhỏ ướp gia vị. Sầu riêng chọn quả sắp chín để thái miếng nhỏ xào với bầu dục. Ăn nóng. Ngày 1 lần. Cần ăn 5 lần, chữa người bị chứng lãnh cảm, suy yếu tình dục.

6. Chữa di tinh, liệt dương: Sầu riêng 50g, đường 20g (hoặc mật ong lượng thích hợp) đánh nhừ như kem – thêm khoảng 100ml nước sôi để nguội hòa đều để uống. Ngày 2 lần trong 10 ngày.

7. Thuốc bổ thận cứng gân cốt, kích thích tiêu hóa: Vỏ quả sầu riêng 15g, đậu đen sao 10g, tang ký sinh 12g, hà thủ ô chế 15g, đỗ trọng 15g, cốt toái bổ 15g, vỏ quýt 8g. Sắc uống.

8. Trị tiêu chảy: Vỏ quả sầu riêng 20g, vỏ quả măng cụt 20g. Sắc với 3 bát nước lấy 1 bát chia 2 lần uống. Bệnh nhẹ chỉ dùng 1 trong 2 vị.

9. Sốt rét, đau gan, vàng da: Rễ, lá cây sầu riêng 12g, cam thảo dây 12g, chi tử (quả dành dành) 12g sắc với 3 bát nước lấy 1 bát. Uống làm 2 lần. Dùng 5 ngày.

10. Cảm sốt: Lá và rễ cây sầu riêng 30-40g, lá và rễ cây đa 20-30g sắc uống. Có thể chỉ dùng lá rễ sầu riêng sắc uống trong ngày. Lá dùng nấu nước cho bệnh nhân viêm gan vàng da, tắm rửa.

11. Các bệnh về gan: Rễ lá sầu riêng 10-16g sắc với 600ml nước còn 200ml chia 2 lần uống trong ngày.

12. Kinh nguyệt kéo dài: Vỏ sầu riêng sao 12g, rau má 12g, cỏ mực tươi 12g, ngải cứu 8g, trắc bá diệp sao 8g, cam thảo nướng 4g, củ sả 4g, hoa sen 3 cái. Sắc 3 lấy 1 rồi hòa với 4g lọ chảo gang để uống (Ly Việt Cúc).

Lưu ý: Ăn sầu riêng ngon và bổ, tuy nhiên ta không nên ăn quá nhiều (trên 150g cơm quả một ngày), vì sẽ bị “nóng”, gây bứt rứt trong người, dễ sinh mụn nhọt.

Theo phunugiadinh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.