Đằng sau chuyện thú nhồi bông đi họp quốc hội ở Ukraine

Một nghị sĩ Ukraine đã đem thú nhồi bông vào quốc hội làm "diễn viên đóng thế" để bêu riếu những đồng nghiệp không xuất hiện tại nơi làm việc.

Đằng sau chuyện thú nhồi bông đi họp quốc hội ở Ukraine

Sáng 24-2, nghị sĩ phe Dân chủ Borislav Bereza đã đến quốc hội cùng với một con thú nhồi bông màu xám và đặt nó ngồi vào một chiếc ghế trống. Đây là phiên bản mini của bức tượng điêu khắc Homunculus Loxodontus của nghệ sĩ Hà Lan Margriet van Breevoort, tượng trưng cho cảnh bệnh nhân ngồi chờ bác sĩ. Bức tượng này từng là một hiện tượng Internet ở Nga và Ukraine với tên gọi Pochekun, nghĩa là "người chờ đợi".

Trong bài đăng trên Facebook, ông Bereza tố rằng trong khi có tới 322 nghị sĩ được đăng ký tham dự trong một phiên họp toàn thể, số người có mặt chỉ khoảng 150 người. "Nhưng Pochekun đã ở đây. Giống như phần lớn người dân Ukraine, cậu ấy đang đợi các nghị sĩ bắt đầu tham dự và làm việc. Cậu ta không thiếu thời gian hay sự nhẫn nại. Nhưng người dân Ukraine thì khác" - trích bài chỉ trích sâu cay của ông Bereza.

Dang sau chuyen thu nhoi bong di hop quoc hoi o Ukraine - Anh 1

Nghị sĩ Borislav Bereza và thành viên "đặc biệt" của quốc hội. Ảnh: Borislav Bereza

Người dân Ukraine đã bày tỏ nhiều ý kiến khác nhau về hành động này. "Nó có vẻ hài hước nhưng thật ra lại đáng buồn" - một cư dân mạng nói. Trong khi đó, người khác cho rằng việc làm của ông Bereza "đáng kinh tởm" trong bối cảnh cuộc xung đột ở vùng Donbass và nền kinh tế "cần quan tâm đặc biệt". Một người nữa thì tỏ ra quan tâm về việc Pochekun được làm từ gì và nhận được câu trả lời: "Từ hi vọng và những giấc mơ của chúng ta".

Từ lâu, quốc hội Ukraine đã tai tiếng với việc các nghị sĩ nhờ đồng nghiệp bỏ phiếu thay họ bằng cách dùng thẻ bỏ phiếu điện tử cá nhân, hay còn gọi là "piano voting". Ngoài ra, đại diện của các bên còn thường xuyên ẩu đả hay có những hành động ngang ngược ngay tại nơi làm việc.

Theo NLĐ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.