Đang mang bầu 5 tháng, vợ trẻ vẫn xách vali bỏ đi

Đang mang bầu 5 tháng, vợ trẻ vẫn xách vali bỏ đi

Trong tình cảnh đồng cảm với nỗi cô đơn, trống trải của đối phương, cô và anh vội vã tiến đến hôn nhân chỉ sau 4 tháng tìm hiểu, yêu đương. Để rồi đến lúc lấy nhau về, cô mới nhận ra anh và cô gặp lại nhau là đúng thời điểm nhưng... sai người.

Cô làm truyền thông với tính tình vui vẻ, cởi mở, thân thiện với mọi người, hào phóng, chi tiêu rộng rãi, còn anh lại là một thầy giáo hay phàn nàn về mọi thứ xung quanh, tiêu xài tiết kiệm. Với anh, mọi việc đều phải chỉn chu, ngăn nắp và đặc biệt sạch sẽ đến từng milimet. Đặc biệt anh lại rất dễ nóng giận.

Do tính chất công việc nên giờ giấc của cô không được chuẩn chỉ như anh. Những hôm cô đi sớm, về muộn là những ngày hai vợ chồng mặt nặng, mày nhẹ với nhau.

Anh sống gia trưởng và luôn coi việc nhà là của phụ nữ. Trong khi đó cô lại luôn hướng đến một lối sống hiện đại, cô nghĩ vợ chồng phải cùng nhau chia sẻ bao gồm cả việc nhà, đối nội, đối ngoại.

Vì vậy những ngày tháng hôn nhân của hai vợ chồng liên tiếp xảy ra cãi vã. Ngay cả khi cô mang bầu đứa con đầu lòng mà không khí gia đình cũng không thay đổi.

Đỉnh điểm, một hôm anh đi dạy thêm về thấy cô mải làm việc chưa kịp nấu bữa tối nên cáu giận, rồi lao vào giáng cho cô 2 cái bạt tai.

Đây không phải lần đầu tiên anh đánh cô nhưng hai cái bạt tai với cô ngày hôm đó giống như giọt nước tràn ly, như chiếc cốc vỡ chẳng thể lành lại được. 

Sau một hồi suy nghĩ cô mạnh dạn xách vali ra khỏi nhà và bắt đầu cuộc sống mới ở nơi chỉ có hai mẹ con.

Sau 2 tuần, cô chủ động hẹn gặp chồng và đưa đơn đề nghị ly hôn dù lúc đó cái thai đang ở tháng thứ 5.

Với cô cái khổ của đàn bà lấy nhầm chồng không giống như cái khổ của thiếu thốn vật chất, tiền bạc. Nghèo tiền bạc người ta có thể xoay xở, cố gắng làm thêm để có một khoản nhưng một cuộc hôn nhân thiếu đi tình thương và sự quan tâm, chia sẻ thì đau khổ vô cùng.

Một cuộc hôn nhân không hạnh phúc sẽ vắt kiệt sức lực và bào mòn thanh xuân đàn bà hơn cả mưa nắng cuộc đời.

Nhưng khác với cô, có rất nhiều người đàn bà đau đớn tận tâm can, chồng đánh đến thâm tím mặt mày, đêm đêm khóc ướt gối vẫn cắn răng chịu đựng một cuộc hôn nhân đầy bất hạnh. Họ cứ nói rằng sự cắn răng chịu đựng là để con cái có một gia đình đủ bố, đủ mẹ, không thiệt thòi về tình cảm.

Thế nhưng, họ có biết đâu là những đứa trẻ chỉ thêm bất hạnh khi sống trong một gia đình không hòa thuận, bố thường xuyên coi khinh và bạo hành mẹ. Rồi khi lớn lên, nó sẽ hoài nghi về tình yêu, về hôn nhân, ám ảnh bởi những ngày tháng của tuổi thơ khi sống trong sự chịu đựng đầy đau khổ của mẹ…

Phụ nữ ạ, gặp nhau là duyên, bên nhau là nợ, tai hại lớn nhất của hôn nhân chính là gặp nhau đúng thời điểm nhưng sai người. Khi đã trải qua bất hạnh của hôn nhân, đã từng đau khổ vì tình cảm, người ta sẽ nhận ra rằng mọi cái sai đều có thể sửa chữa, chọn sai thì làm lại, đừng để những tổn thương làm lạc lối chính mình và những đứa trẻ.

Theo infonet.vietnamnet.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.