Dân tháo nhà sàn kiên cố, hiến đất dựng trường học

"Người ta đưa hàng trăm triệu đồng đến xây dựng trường cho con em trong bản thì mình tiếc gì đất đai" - ông Ven Văn Quế nói về hành động dỡ nhà hiến đất của mình.

Ông Ven Văn Quế vui vẻ tháo dỡ nhà sàn đến nơi ở mới, hiến đất dựng trường - Ảnh: BIÊN CƯƠNG
Ông Ven Văn Quế vui vẻ tháo dỡ nhà sàn đến nơi ở mới, hiến đất dựng trường - Ảnh: BIÊN CƯƠNG

Câu chuyện ông Ven Văn Quế - bản Chà Lò 2, xã Mai Sơn, huyện Tương Dương, Nghệ An - tháo nhà hiến tặng toàn bộ diện tích đất của gia đình để xây dựng trường khiến nhân dân địa phương, giáo viên nhà trường rất cảm động, khâm phục.  

Điểm Trường Chà Lò 2 - Trường tiểu học Mai Sơn là nơi học tập của 62 học sinh - con em đồng bào dân tộc Khơ Mú định cư tại hai bản Chà Lò 1 và Chà Lò 2. 

Bản làng của hơn 100 hộ gia đình đồng bào dân tộc Khơ Mú sinh sống nằm chênh vênh theo sườn núi dốc, cách trung tâm xã Mai Sơn gần 10km, phụ thuộc hoàn toàn vào việc làm nương rẫy, còn nhiều khó khăn.

Để đảm bảo trẻ em ở đây được học tập, nhiều năm trước ngành giáo dục đã vận động các gia đình trong bản dùng gỗ rừng, tranh nứa dựng điểm trường, cử giáo viên bám bản dạy học. 

Qua nhiều năm, các phòng học được dựng từ gỗ rừng bị mưa gió làm hư hỏng nặng, khiến việc dạy và học của giáo viên, học sinh nơi đây gặp muôn vàn trở ngại vào những ngày thời tiết xấu. 

Có điểm trường mới là ước mơ cháy bỏng của thầy trò ở vùng biên giới.

Mới đây, ban giám hiệu Trường tiểu học Mai Sơn đã đón nhận tin vui khi một tổ chức từ thiện về khảo sát để đầu tư xây dựng 5 phòng học ở điểm bản Chà Lò 2. 

Thế nhưng việc chọn được vị trí bằng phẳng, đủ diện tích để dựng 5 phòng học như các nhà hảo tâm yêu cầu là rất khó khăn, vì những vị trí bằng phẳng ở trung tâm bản đã được nhân dân sử dụng làm nhà kiên cố. 

Trước tình thế đó, nhà trường đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức họp dân nói rõ những khó khăn, vướng mắc trong việc xây dựng điểm trường kiên cố tại bản để tìm cách tháo gỡ.

"Khi tôi vừa nói xong những khó khăn gặp phải thì bác Ven Văn Quế đã đứng dậy nói rằng gia đình sẵn sàng tháo nhà sàn, hiến toàn bộ diện tích đất hiện tại để xây trường học. Điều kiện ông đưa ra rất đơn giản: chỉ mong chính quyền bố trí một điểm mới để dựng nhà và nhờ bà con trong bản hỗ trợ công sức trong tháo, dựng lại nhà" - ông Đào Xuân Hải, hiệu trưởng Trường tiểu học Mai Sơn, cho biết.

Ngay sau khi hộ gia đình ông Quế quyết định hiến đất xây trường học, chính quyền xã Mai Sơn đã cấp đất mới, hỗ trợ san ủi mặt bằng để gia đình ông sớm chuyển đến ổn định cuộc sống. 

Mấy ngày nay, các thành viên trong gia đình ông Quế và người dân hai bản Chà Lò 1 và Chà Lò 2 đã tập trung tháo dỡ, vận chuyển ngôi nhà sàn kiên cố đến vị trí mới.

Qua tìm hiểu, cuộc sống gia đình ông Ven Văn Quế cũng phụ thuộc hoàn toàn vào việc làm nương, rẫy. 

Thế nhưng với vị thế của người lính xuất ngũ, của một cán bộ đảng viên, ông Quế luôn đi đầu trong việc chấp hành chủ trương của Đảng, Nhà nước, vận động nhân dân thực hiện nếp sống mới, luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người trong bản.

"Người ta đưa hàng trăm triệu đồng đến xây dựng trường cho con em trong bản thì mình tiếc gì đất đai. Trường mới được xây dựng kiên cố, con cháu được học tập tốt hơn là mình vui rồi" - ông Quế nói.

Hộ ông Quế cũng là gia đình đầu tiên ở xã biên giới Mai Sơn xin tự nguyện rút khỏi danh sách hộ nghèo.

Theo Tuổi trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.