Đàn ông sợ vợ bỏ mình lúc nghèo khó, đàn bà sợ chồng thay dạ lúc giàu sang

Chị không than phiền, vẫn cứ lặng lẽ quan tâm anh bằng sự nhẫn nại của một người vợ. May sao, anh thoát ra được những ý nghĩ tiêu cực. Lại vay mượn bạn bè, dốc sức làm lại.

Đàn ông sợ vợ bỏ mình lúc nghèo khó, đàn bà sợ chồng thay dạ lúc giàu sang

Đàn bà chẳng mấy khi bỏ chồng lúc hoạn nạn, gian nan. Một khi đã thương thật sự, đàn bà sẽ chẳng nề hà lúc anh ta chẳng có một xu dính túi. Những lúc đàn ông bị đẩy vào đường cùng sẽ luôn có một người phụ nữ vì anh ta mà ở lại, vì anh ta mà chịu đựng hết thảy mọi khổ ải, gian nan.

Đàn ông sợ vợ bỏ mình lúc nghèo khó, đàn bà sợ chồng thay dạ lúc giàu sang - Ảnh 1

Khi đàn ông rơi vào đường cùng, luôn có một người phụ nữ ở bên cạnh và chịu hết thảy mọi gian nan - Ảnh minh họa: Internet.

Nhưng người đời có câu: “Giàu đổi bạn, sang đổi vợ”. Câu nói đó với xã hội nào cũng luôn đúng. Bởi khi đàn ông nghèo mạt chẳng có ai thèm đếm xỉa, anh bị khinh khi và coi rẻ. Những người phụ nữ ngoài kia cũng thế thôi, khi không có tiền nghĩa là anh chỉ là một con số 0 tròn trĩnh.

Nhưng đàn ông khi có tiền, họ thấy mình ở một vị trí khác. Có tiền, cám dỗ vây xung quanh anh cũng lớn dần theo. Người đàn ông thấy mình quan trọng, mình có quyền lựa chọn những thứ tốt hơn. Và, họ lại thấy người đàn bà đồng cam cộng khổ với mình lúc gian nan không còn xứng đáng với họ nữa.

Anh hàng xóm của tôi bị siết nợ. Tôi nghe mọi người xung quanh bàn tán rằng anh làm ăn thua lỗ, nợ nần khắp nơi. Đến căn nhà anh đang ở, chiếc xe máy anh đi cũng bị siết. Mọi người tắc lưỡi: “Đúng là ở đời, chẳng ai nói trước được điều gì".

Vợ chồng họ thuê một căn nhà trọ xập xệ để ở. Chị vợ anh ngày trước chưa từng làm việc gì nặng. Chỉ ở nhà nội trợ, chăm con, rảnh rỗi thì tập Yoga, làm đẹp. Cứ nghĩ một người phụ nữ như thế chẳng chịu được cảnh cực khổ. Ấy vậy mà sau một khoảng thời gian khóc lóc, chị ấy lại chính là người vực dậy tinh thần cho chồng.

Đàn ông sợ vợ bỏ mình lúc nghèo khó, đàn bà sợ chồng thay dạ lúc giàu sang - Ảnh 2

Người vợ đã không bỏ chồng khi nghèo khó nhưng anh ta lại thay lòng khi trong túi có tiền - Ảnh minh họa: Internet.

Trước nhà trọ chị ở là con đường đông người qua lại. Chị nấu xôi buổi sáng mang ra bán. Nhờ vậy mà có đồng ra đồng vào trang trải. Chồng chị sau cú sốc ấy, như trở thành người khác hẳn. Anh hay hút thuốc, uống rượu, hay cáu gắt, nhiều lúc bực bội lại đập phá đồ đạc.

Với đàn ông, sự nghiệp quan trọng với họ như mạng sống. Mất hết tất cả, họ như chết đi rồi. Chị vợ vẫn ở bên, vẫn động viên anh làm lại. Chị nấu những bữa cơm ngon, tạo không khí vui vẻ trong gia đình. Chị không than phiền, vẫn cứ lặng lẽ quan tâm anh bằng sự nhẫn nại của một người vợ. May sao, anh thoát ra được những ý nghĩ tiêu cực. Lại vay mượn bạn bè, dốc sức làm lại.

Bây giờ họ đã thoát ra khỏi cảnh nghèo khó. Đã mua lại được một căn nhà khác. Tuy công việc anh chẳng thể bằng lúc trước nhưng với vợ chồng họ đã là một kì tích. Thâm tâm tôi cũng thấy mừng cho họ. Công lao lớn nhất phải thuộc về người vợ. Người đã chẳng bỏ rơi chồng lúc nguy khó, gian nan.

Đàn ông sợ vợ bỏ mình lúc nghèo khó, đàn bà sợ chồng thay dạ lúc giàu sang - Ảnh 3

Trách đàn ông bạc bẽo hay trách người đàn bà đã sống quá nhiều vì người khác? - Ảnh minh họa: Internet.

Nhưng chồng chị khi rủng rỉnh tiền trong túi lại bắt đầu tự cao tự đại. Anh hay đi ăn chơi, nhậu nhẹt để bù lại những ngày tháng sống khổ ải. Những tưởng chị vợ sẽ được bù đắp, được trân trọng nhưng lại đau đớn phát hiện chồng cặp với một cô gái đáng tuổi con chị.

Đàn bà chẳng bỏ chồng khi nghèo khó, còn đàn ông lại dễ thay lòng khi họ giàu sang. Trách lòng dạ đàn ông quá bạc bẽo. Hay lỗi tại người phụ nữ đã quá hy sinh, sống hết lòng hết sức vì người khác?

Theo Phunusuckhoe.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.