Vườn nấm này nằm ở trước phủ Tôn Thất, đường Lương Quán, phường Thủy Biều, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Toàn thân nấm có màu vàng nhạt, tai nấm to “khủng” có đường kính lên đến 35-40cm, cao 20- 25cm. Người dân địa phương không ai biết đây là loại nấm gì.
Ông Bùi Bình (59 tuổi, ở làng Lương Quán, phường Thủy Biều) cho biết, gần 60 năm sống ở trên đất này, ông chưa bao giờ thấy loại nấm khổng lồ như thế. Loại nấm này có tai nấm to, thân nấm cao. Theo ông Bình, loại nấm này mới xuất hiện ở vườn thanh trà của ông Đặng Sau, người cùng phường Thủy Biều cho rằng đây là vườn nấm độc đáo, kì lạ nhất mà ông thấy.
Kích thước loại nấm này lớn hơn rất nhiều so với các loại nấm thông thường |
Nhiều du khách nước ngoài khi đi tham quan các vườn thanh trà ở phường Thủy Biều tò mò đã ghi lại những khoảng khoắc đẹp của loại nấm độc đáo này. Trong khi đó, người dân đổ xô đến vườn ông Đặng Sau để được tận mắt chứng kiến những cây nấm.
Một điểm đặc biệt là loài nấm này xuất hiện từ rễ cây thanh trà và ngoi lên mặt đất thì phát triển rất nhanh. Thời gian từ khi xuất hiện đến khi tàn và thối rữa khoảng từ 3-5 ngày. Sau khi nấm tàn, ở phần rễ cây thanh trà xuất hiện những khối u tổn thương, phải đào lên chặt bỏ. Nếu không kịp thời xử lý, vị trí tổn thương sẽ làm thối rễ và dẫn đến cây chết cây.“Trước đây, do không biết nên thấy nấm chúng tôi cứ để vậy cho đến khi tàn và thối rữa. Hậu quả là vườn tôi đã có hai cây thanh trà bị chết”- ông Hùng nói.
Ông Đặng Văn Toản (cũng ở thôn Lương Quán) cho biết, nấm này mọc quanh năm, nhưng thời gian gần đây nó phát triển tràn lan khắp các vườn thanh trà. Khu vực nấm xuất hiện nhiều nhất là vùng đất thuộc bãi bồi, đất thịt rất tốt, trước đây người dân trồng hoa màu, nay đã chuyển sang trồng chuyên canh cây thanh trà từ sau mùa lũ năm 1999.
Vườn nấm này nằm ở trước phủ Tôn Thất, đường Lương Quán, phường Thủy Biều, thành phố Huế |
PGS.TS Ngô Anh, một chuyên gia về nấm của Khoa Sinh, Trường ĐH Khoa học Huế, sau khi xem hình ảnh nấm đã cho rằng: “Quan sát bằng mắt thường có thể là nấm thuộc chi Boletus, thường mọc lên sau những cơn mưa. Dưới điều kiện thời tiết bất thường, mưa dầm, độ ẩm cao những bào tử có sẵn trong đất nhiều dinh dưỡng sẽ nảy nở”.“Đây là một hiện tượng bình thường. Tuy nhiên vì nấm mọc ở khu dân cư, do nhiều người lần đầu thấy nên tưởng lạ, chứ nấm này hay mọc nhiều trong các rừng thông. Tại Huế nấm này cũng mọc nhiều ở các rừng thông. Tuy nhiên để biết nấm có giá trị kinh tế hoặc ăn được hay không thì cần phải lấy mẫu về làm thí nghiệm” – PGS. Ngô Anh cho biết
Cũng theo PGS.TS Ngô Anh "muốn biết loài nấm này có độc hay không, cần phải nghiên cứu xác định loài, phân tích cấu trúc mới có thể biết được. Trước mắt, người dân không nên ăn loài nấm lạ chưa rõ nguồn gốc này.