"Đàn áp" kẻ thù quen thuộc

GD&TĐ - Ngay khi các ca nhiễm Covid-19 ở Singapore giảm xuống mức thấp, quốc gia này tiếp tục trải qua một đợt bùng phát khác. Song, lần này, đây là một kẻ thù quen thuộc hơn: Bệnh sốt xuất huyết.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Số trường hợp sốt xuất huyết được báo cáo trong năm nay tại Singapore đã vượt quá cả năm ngoái. Bất chấp những nỗ lực của Cơ quan Môi trường Quốc gia, số ca mắc sốt xuất huyết có nguy cơ tăng cao, tương tự năm 2020 - thời điểm “bùng nổ” trường hợp bệnh.

Theo các chuyên gia nước này, một số yếu tố có thể là nguyên nhân gây ra đợt bùng phát hiện tại. Thời tiết ấm áp thuận lợi cho sự sinh sản của muỗi. Trong khi đó, Dengue virus loại 3 hiện chiếm ưu thế trong các trường hợp sốt xuất huyết tại Singapore.

Song, yếu tố chính được cho là khả năng miễn dịch của quần thể ngày càng thấp. Trong khi đó, khả năng chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết tại nước này đang tốt hơn bao giờ hết. Một nghịch lý là mặc dù có hàng nghìn ca mắc sốt xuất huyết trong những năm gần đây, nhưng khả năng miễn dịch của người dân đang giảm.

Câu hỏi được đặt ra là: Làm cách nào để dung hòa nghịch lý về tỷ lệ lưu hành bệnh sốt xuất huyết giảm với số lượng lớn các trường hợp được chẩn đoán trong những năm gần đây? Câu trả lời là hiện nay, khả năng phát hiện sốt xuất huyết tốt hơn trước đây.

Người dân cũng cảnh giác cao hơn đối với các bệnh tiềm ẩn, sau khi Covid-19 bùng phát. Sốt xuất huyết Dengue và Covid-19 có chung một số triệu chứng lâm sàng ban đầu, như: Sốt, đau nhức cơ thể và mệt mỏi.

Các nhà khoa học luôn tìm kiếm nhiều biện pháp can thiệp để tạo ra một bước thay đổi. Hai giải pháp khả dĩ nhất trong thời gian tới được cho là sử dụng muỗi Wolbachia và tiêm phòng sốt xuất huyết.

Singapore là quốc gia dẫn đầu quốc tế trong việc sử dụng muỗi Wolbachia kể từ năm 2016 trong chiến lược đàn áp sốt xuất huyết. Với phương pháp này, những con muỗi đực bị nhiễm vi khuẩn Wolbachia được thả để giao phối.

Những quả trứng sau đó không thể tạo ra con cái. Từ đó, khiến quần thể hoang dã sụp đổ.

Bên cạnh đó, việc phát triển thuốc kháng virus hiệu quả cũng vô cùng quan trọng. Tùy thuộc vào cách chúng hoạt động, thuốc kháng virus có thể giúp dẫn đến bệnh nhẹ hơn hoặc giảm khả năng lây truyền.

Trong đại dịch Covid-19, thế giới đã chứng tỏ có khả năng đầu tư nhanh chóng và hợp tác quốc tế để phát triển vắc-xin, cũng như học cách kiểm soát căn bệnh mới này. Vì vậy, không thể loại trừ hy vọng rằng, những thành công này có thể tạo ra các giải pháp cho nhiều bệnh đặc hữu, bao gồm sốt xuất huyết.

Vì vậy, tình trạng gia tăng các ca sốt xuất huyết gần đây tại Singapore có vẻ đáng báo động. Song, thực tế, đây là sự phản ánh những thành công từ quá khứ trong việc kiểm soát véc tơ và khả năng xét nghiệm tốt hơn. Những tiến bộ vẫn còn ở phía trước và điều đó có thể đưa Singapore đến giai đoạn kiểm soát bệnh sốt xuất huyết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Nguyễn Thị Thanh Vân, Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ (An Lão, Hải Phòng) trong giờ dạy Khoa học tự nhiên.

Tiến triển trong dạy học môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, nhiều nhà trường khẳng định việc dạy học môn tích hợp, đặc biệt môn Khoa học tự nhiên đã có những tiến triển tích cực.