Đảm bảo tương lai với tấm bằng thạc sĩ CNTT của ĐH Nguyễn Tất Thành

GD&TĐ - Khi công nghệ thông tin(CNTT) thâm nhập vào từng ngõ ngách nhỏ nhất của đời sống xã hội, nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này mở rộng tưởng chừng vô biên  đồng thời cũng đặt ra những thách thức ngặt nghèo. Nếu bạn chỉ tốt nghiệp đại học và là chú ong thợ miệt mài viết những dòng lệnh? Dù có giỏi đến mấy thì tuổi nghề của bạn cũng sẽ ngắn ngủi như những ngôi sao showbiz mà thôi.

Đảm bảo tương lai với tấm bằng thạc sĩ CNTT của ĐH Nguyễn Tất Thành

Ở châu Âu, tuổi 40 từ lâu đã bị coi là ngưỡng “về hưu” của dân phần mềm. Con đường tương lai ở đâu ?Câu trả lời: Đi sâu vào từng ngõ ngách, mày mò sáng tạo ra những hệ thống ứng dụng đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng.

Hãy là những con ong chúa mới tách đàn đi xây dựng tổ mới. Ong chúa cũng ra đời như mọi con ong khác trong tổ, nhưng nó trở thành “Chúa” chỉ nhờ một loại thức ăn đặc biệt dành riêng cho nó. Vậy bạn cũng phải bồi dưỡng bản thân bằng thứ gì đó riêng biệt để vượt lên như ong chúa.

Không phải ngẫu nhiên mà dân IT Âu Mỹ đẩy việc viết code qua Ấn Độ hay các nước đang phát triển khác. Họ dành thời gian để học và vươn lên những đỉnh cao hơn và tấm bằng thạc sĩ là chiếc vé vào cửa.

Chương trình đào tạo thác sĩ ngành CNTT của Đại học Nguyễn Tất Thành là một sản phẩm gió dục đặc biệt mang tính xuyên ngành dành cho các học viên muốn trở thành công trình sư chuyển đối số trong nhiều lĩnh vực.  Nhờ gắn liền và là một bộ phận không tách rời của các dự án số hóa cụ thể, chương trình cao học này sẽ cung cấp cho các học viên cơ hội ứng dụng những thành tựu mới nhất của CNTT vào lãnh vực chuyên môn mà học viên đó đang làm việc.

Chương trình đào tạo được thiết kế để cung cấp cho học viên năng lực hình thành hoặc nắm bắt và chọn lọc ý tưởng, thiết kế hệ thống, triển khai các dự án Nông nghiệp Số, Công nghiệp Số, Y tế Số, Du lịch Số...trong từng hoặc một nhóm doanh nghiệp hay trên diện rộng hơn.

Tùy thuộc vào chuyên ngành được đào tạo ở bậc đại học trước khi vào cao học, học viên có thể sẽ được bổ túc các kiến thức CNTT phù hợp.

Bên cạnh chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu thực tế của học viên, phương pháp giảng dạy và nghiên cứu sẽ buộc học viên chủ động và tích cực theo đuổi giải quyết trọn vẹn các vấn đề phát sinh trong dự án đã lựa chọn, thay vì chỉ thực hành một số thao tác hoặc công đoạn rời rạc như trước đây. 

Trong môi trường đó, thông qua Sàn giao dịch tri thức Novelind, học viên có thể tìm kiếm ý tưởng,  nhu cầu từ doanh nghiệp để hình thành các đề tài nghiên cứu, các dự án gắn với khởi nghiệp, các nguồn lực để thực hiện dự án trong đó có chất xám và tài chính;

 Quá trình thực hiện các đề tài, dự án của học viên được hỗ trợ bởi Trung tâm Sáng tạo Số (Digital Innovation Center), tại đó học học viên làm việc một cách sáng tạo, năng động, với các chuyên gia, CEO từ doanh nghiệp, với các nhà nghiên cứu đầu ngành trong và ngoài nước.

Cơ hội để phát triển phù hợp với dòng chảy của thời đang đang đến, hãy nắm bắt và làm việc cật lực để đạt tới.

ĐĂNG KÝ HỒ SƠ DỰ TUYỂN

Điều kiện dự tuyển : Tốt nghiệp đại học. Nếu học các ngành gần, ngành phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự tuyển sẽ phải học bổ sung kiến thức trước khi dự thi. Văn bằng đại học, thạc sĩ, tiến sĩ do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải được Bộ GD&ĐT tạo thẩm định và công nhận. Thỏa mãn các điều kiện khác về lý lịch, sức khỏe, thời gian nộp hồ sơ.

Ngày thi tuyển (dự kiến) 30/06/2019.

Các môn thi tuyển : Toán cho máy tính, Tin học cơ sở, Anh văn

Được miễn thi môn tiếng Anh nếu có bằng đại học ngành ngôn ngữ Anh; bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài; các chứng chỉ, chứng nhận tiếng Anh CEFR B1 hoặc các chứng chỉ IELTS 4.5; TOEFL IPT 450; TOEFL iBT 45; TOEIC 450; BULATS 40 còn hiệu lực 2 năm tính đến ngày 22/10/2018.

Nhận hồ sơ đến hết 20/06/2019.

Để biết thêm chi tiết và được giải đáp thắc mắc, xin liên hệ 

Điện thoại: 1900 2039 (Ext: 379)

Email: saudaihoc@ntt.edu.vn; Website: saudaihoc.ntt.edu.vn 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mùa Xuân trở lại

GD&TĐ -Mùa Xuân trên bản Sịa thường đến muộn cả tháng trời. Khi nơi nơi đang rộn rã đón mùa Xuân và Tết cổ truyền thì bản Sịa vẫn còn ngủ im trong băng giá.