Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam: Hợp tác GD-ĐT hai nước có truyền thống tốt đẹp

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ tiếp ngài Hùng Ba - Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ tiếp ngài Hùng Ba - Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam

Một số tồn tại trong giáo dục tại Trung Quốc được đồng chí Hùng Ba - Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam - chia sẻ trong buổi gặp gỡ với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ.

Theo đồng chí Hùng Ba, những năm gần đây, giáo dục ĐH Trung Quốc đã có những phát triển mới, xếp hạng trên thế giới cũng có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, giáo dục phổ thông vẫn có một số tồn tại, ví dụ như việc mất cân bằng tài nguyên giáo dục. Với các trường mầm non cũng vậy.

“Một số trường lớn, trọng điểm tập trung rất nhiều tài nguyên tốt, học sinh thi vào cạnh tranh gay gắt” – đồng chí Hùng Ba ví dụ

Giải pháp của Trung Quốc, theo chia sẻ của Đại sứ Hùng Ba là tăng cường giao lưu, học hỏi để cùng phát triển giữa các trường trọng điểm và các trường khác. Tại các thành phố lớn, như Bắc Kinh, yêu cầu học sinh phải học theo hộ khẩu, tức học trường gần nhà…

Với trường mầm non, Trung Quốc cũng có chính sách khuyến khích với các trường ngoài công lập, nhưng những trường này thiếu vốn nên gặp nhiều khó khăn.

Đại sứ Hùng Ba tặng quà lưu niệm cho Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ
Đại sứ Hùng Ba tặng quà lưu niệm cho Bộ trưởng Bộ GD&ĐT   Phùng Xuân Nhạ 

Nói về quan hệ hợp tác giáo dục giữa 2 nước, Đại sứ Hùng Ba khẳng định có truyền thống tốt đẹp và mong chờ chuyến thăm của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đến Trung Quốc vào tháng 9 tới. “Tôi cho rằng, về cải cách giáo dục, hai nước Việt Nam, Trung Quốc có nhiều kinh nghiệm để chia sẻ, học hỏi lẫn nhau” – Đại sứ Hùng Ba cho hay.

Cảm ơn Đại sứ đến thăm và làm việc với Bộ GD&ĐT Việt Nam, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thống nhất quan điểm: Việt Nam, Trung Quốc có mối quan hệ lâu bền; trong đó nguồn nhân lực, đặc biệt là thế hệ trẻ đóng góp quan trọng vào việc vun đắp quan hệ hữu nghị giữa hai nước.

Trong chính sách đối ngoại cũng như phát triển GD&ĐT, Việt Nam rất chú trọng đẩy mạnh quan hệ hợp tác, giao lưu học tập với Trung Quốc. Theo thỏa thuận hợp tác giáo dục Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2016-2020, Trung Quốc hàng năm duy trì cấp 150 suất học bổng toàn phần và 100 suất học bổng bán phần cho Việt Nam; từ năm 2013, cấp riêng 10 suất học bổng toàn phần cho Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG Hà Nội) và học bổng cấp cho các bộ ngành, 30 suất thực tập sinh tiếng Trung ngắn hạn. Phía Việt Nam cấp 15 suất học bổng 1 năm cho phía Trung Quốc.

Phía Việt Nam cũng gửi công dân Việt Nam đi học tại Trung Quốc theo các Đề án của Bộ GD&ĐT. Tại Việt Nam đồng thời còn có 27 chương trình liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục Trung Quốc và Việt Nam được Bộ GD&ĐT cấp phép.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba cùng các thành viên trong đoàn tại buổi gặp mặt
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba cùng các thành viên trong đoàn tại buổi gặp mặt

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thông tin: Hiện nay, Việt Nam đứng trong 10 nước có số lượng lưu học sinh tại Trung Quốc nhiều nhất, với khoảng từ 11.000 đến 13.000 người. Số lưu học sinh Trung Quốc học tập, nghiên cứu tại Việt Nam cũng ngày càng tăng. Bên cạnh đó, hợp tác 2 nước cả ở lĩnh vực nghiên cứu khoa học.

Chia sẻ về kế hoạch chuyến đi khảo sát, học tập tại Trung Quốc, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ mong muốn nhận được sự hỗ trợ của đồng chí Đại sứ, kết nối để có thể thăm quan, khảo sát tại một số địa phương, cơ sở giáo dục từ mầm non đến ĐH có kinh nghiệm cải cách giáo dục tốt, để từ chính sách đến thực tiễn, qua đó học hỏi thêm kinh nghiệm của nước bạn trong đổi mới giáo dục.

Hiện số học sinh Việt Nam học tiếng Trung Quốc có xu hướng gia tăng. Bộ trưởng mong muốn việc học tập phải bài bản, có kết nối với giáo viên dạy tiếng Trung Quốc, kết nối với cơ sở giáo dục Trung Quốc; ngược lại, tăng cường tiếng Việt, văn hóa Việt Nam cho HSSV Trung Quốc có nhu cầu sang Việt Nam học tập.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: tiềm năng hợp tác giáo dục 2 nước là rất lớn, trách nhiệm cũng rất cao; đồng thời cho biết sẽ trực tiếp chỉ đạo để hợp tác GD&ĐT 2 nước đi vào chiều sâu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.