Đại sứ Nga tại Washington Anatoly Antonov mới đây đã ví von việc Mỹ viện trợ quân sự cho Ukraine không khác nào "đốt tiền" trong bối cảnh quốc gia này đang đối mặt với tình trạng nợ công Mỹ cao kỷ lục.
Bình luận được đưa ra vào đầu tuần này sau khi Lầu Năm Góc tuyên bố Mỹ sẽ gửi thêm 1,7 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine.
"Washington tiếp tục đốt tiền vào cuộc xung đột ở Ukraine, và họ làm như vậy khi chính phủ Mỹđang nợ ở mức kỷ lục" - RT trích lời Đại sứ Nga tại Washington nói trong một cuộc họp báo.
Cùng ngày hôm đó, Bộ Tài chính Mỹ đã công bố rằng, nợ quốc gia Mỹ đã đạt đến một cột móc mới: lần đầu tiên vượt qua mốc 35 nghìn tỷ USD.
Ông Antonov nhận định: "Hãy tưởng tượng được những nguồn lực được bơm vào chế độ khủng bố và tân phát xít Kiev sẽ có ích như thế nào nếu chúng được chi cho nhu cầu hòa bình, phát triển và giải quyết nhiều vấn đề xã hội và kinh tế trong nước".
Đại sứ Nga cho rằng, giới tinh hoa cầm quyền ở Mỹ không có kế hoạch như vậy bởi họ duy trì một niềm tin vững vàng từ quá khứ rằng nước Nga đáng sợ và phải gây thất bại cho Nga.
Mỹ và giới chính trị ở Ukraine liên tục nhắc nhở cần phải bảo vệ Ukraine trong phạm vi biên giới năm 1991. Ông Anatoly Antonov gọi phạm vi biên giới đó đã "không còn tồn tại nữa" bởi vì những gì đang diễn ra trong cuộc xung đột hiện tại. "Biên giới năm 1991" ám chỉ những biên giới mà nước cộng hòa Xô Viết cũ thừa hưởng sau khi Liên Xô sụp đổ, trong đó bao gồm bán đảo Crimea, nơi đã tự tổ chức cuộc trưng cầu dân ý để trở thành một phần lãnh thổ Nga.
Kiev và những người ủng hộ phương Tây yêu cầu Moscow trả lại các vùng lãnh thổ đã bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý để gia nhập Nga, chẳng hạn như Crimea, Donbass, cùng với các vùng Kherson và Zaporozhye. Moscow đã nhiều lần nói rằng các yêu cầu này "xa rời thực tế".
Thậm chí, vũ khí của Mỹ không có khả năng xoay chuyển tình hình trên chiến trường và sẽ chỉ kéo dài cuộc xung đột và gây ra nhiều thương vong hơn, bao gồm cả dân thường.
Đại sứ Antonov cảnh báo rằng, bất chấp những hiện thực như vậy, “một nhóm kẻ trục lợi” lợi dụng xung đột và đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của người dân thì không quan tâm.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris là người đã thế chân Tổng thống Joe Biden trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm nay. Quan điểm của bà trong cuộc xung đột Ukraine cũng được quan tâm đặc biệt bởi ông Donald Trump đã nói rằng nếu ông còn tại nhiệm thì cuộc chiến này đã không diễn ra. Vậy bà Harris sẽ có giải pháp gì cho tình hình Ukraine?
John Herbst, cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine, cho biết ông không mong đợi chính sách của Mỹ đối với Ukraine sẽ khác nhiều dưới sự lãnh đạo của bà Kamala Harris và ông Biden. Ông Herbst cho rằng, nếu không có sự thay đổi mạnh mẽ ở vị trí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, chính sách của bà Kamala Harris về cuộc xung đột cũng sẽ không thay đổi quá nhiều, dẫn đến việc chấm dứt xung đột.
Có một sự hiện diện nhất quán trong các phát biểu trước đó của bà Harris, đặc biệt là trong Hội nghị An ninh Munich vào tháng 6 vừa qua. Vốn là một cựu luật sư, cựu Tổng chưởng lý, bà Harris mong muốn: Bắt Nga phải trả giá, theo nghĩa bóng và nghĩa đen. Bà đã nói rằng nếu Mỹ đứng nhìn một kẻ xâm lược xâm lược một quốc gia láng giềng mà không bị trừng phạt, lịch sử sẽ lặp lại và họ sẽ tiếp tục.
Bà Harris từng khẳng định, việc tiếp tục hỗ trợ Ukraine là vì lợi ích chiến lược của Mỹ.
“Trong thời buổi bất ổn này, rõ ràng là nước Mỹ không thể thoái lui. Nước Mỹ phải đứng vững vì nền dân chủ. Chúng ta phải đứng lên bảo vệ các quy tắc và chuẩn mực quốc tế và chúng ta phải đứng về phía các đồng minh của mình" - bà Harris khẳng định.