Đài Loan tìm cách 'giữ chân' sinh viên quốc tế

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Hôm 7/9, Cơ quan Giáo dục Đài Loan, Trung Quốc, công bố kế hoạch thu hút sinh viên quốc tế đến học tập và ở lại làm việc.

Sinh viên Đại học Quốc gia Đài Loan.
Sinh viên Đại học Quốc gia Đài Loan.

Hôm 7/9, Cơ quan Giáo dục Đài Loan, Trung Quốc, công bố kế hoạch thu hút sinh viên quốc tế đến học tập và ở lại làm việc. Trong đó, kế hoạch tập trung vào việc thu hút sinh viên STEM do nhu cầu nhân lực mạnh mẽ của các doanh nghiệp Đài Loan.

Theo đó, chính quyền Đài Loan đặt mục tiêu tới năm 2030 sẽ thu hút được 320.000 sinh viên quốc tế, đồng thời giữ chân 210.000 cử nhân trong số này ở lại làm việc. Nếu kế hoạch này thành công, Đài Loan sẽ nâng tỷ lệ sinh viên quốc tế ở lại từ 40% lên 70%, và sẽ thành lập 10 văn phòng tuyển sinh tại Việt Nam, Indonesia và Philippines.

Ông Liu Mon-chi, Phó Trưởng Cơ quan Giáo dục Đài Loan, cho biết, kế hoạch sẽ tập trung vào việc thu hút sinh viên STEM (Science - Khoa học, Technology - Công nghệ, Engineering - Kỹ thuật và Mathematics - Toán học) do các doanh nghiệp Đài Loan có nhu cầu mạnh mẽ tuyển dụng nhân tài trong lĩnh vực này.

Đài Loan dự kiến đầu tư 162 triệu USD để triển khai kế hoạch, giúp sinh viên quốc tế đủ điều kiện có thể nộp đơn xin học bổng chính phủ và trợ cấp sinh hoạt.

Sinh viên nằm trong kế hoạch này chủ yếu sẽ học hai năm đại học trong nước và hai năm ở Đài Loan. Sau khi tốt nghiệp, họ phải ở lại làm việc ít nhất 2 năm cho các công ty đã tài trợ cho chương trình này hoặc phải hoàn trả học bổng. Chính quyền Đài Loan sẽ hoàn thiện yêu cầu về quyền cư trú cho sinh viên quốc tế để hỗ trợ kế hoạch.

Ông Yang Yu-hui, Giám đốc Sở Giáo dục Công nghệ và Dạy nghề, cho biết sinh viên quốc tế đủ điều kiện có thể nộp đơn xin học bổng gồm vé máy bay một chiều, học phí và lệ phí đại học. Các công ty liên kết với các trường để đào tạo và tuyển dụng nhân lực sẽ trợ cấp cho sinh viên ít nhất 310 hàng tháng và các cơ hội việc làm khác. Số tiền này đủ để sinh viên trang trải chi phí hàng ngày.

Chuyên gia này đánh giá so với mức lương mà sinh viên quốc tế có thể kiếm được nếu trở về quê nhà, những ưu đãi của Đài Loan khá hấp dẫn để thu hút họ ở lại làm việc.

Với Đài Loan, kế hoạch trên đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh nơi này phải vật lộn với tình trạng dân số già và tỷ lệ sinh giảm. Trong năm 2022, các trường đại học Đài Loan giảm 20% chỉ tiêu tuyển sinh so với năm 2012.

Vì vậy, chính quyền địa phương phải triển khai hàng loạt biện pháp để chủ động tuyển dụng nhân tài quốc tế nhằm lấp đầy khoảng trống về nhân lực và tăng cường khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực công nghiệp.

Tuy nhiên, ông Christopher Green, chuyên gia nghiên cứu tại Khoa Giáo dục, Đại học Quốc gia Chiayi, Đài Loan, đánh giá sinh viên quốc tế STEM có thể gặp khó khăn khi tìm việc làm sau đại học ở Đài Loan. Một phần nguyên nhân do rào cản ngôn ngữ.

Các công ty liên kết có thể hoặc không yêu cầu sinh viên trả lại tiền trợ cấp, tuỳ hợp đồng của họ với sinh viên. Nếu công ty đó dừng tuyển dụng, sinh viên không phải hoàn lại học bổng. Các trường đại học sẽ giúp họ tìm việc làm ở các công ty khác.

Theo The Pie

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường TH&THCS thị trấn Mường Lát (Thanh Hóa) được đầu tư xây dựng khang trang. (Ảnh: Thế Lượng)

Hai 'bông hoa' ở trường vùng biên xứ Thanh

GD&TĐ - Hai nữ sinh Trường TH&THCS thị trấn Mường Lát (Thanh Hóa) đã vượt khó, nỗ lực phấn đấu khi đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử và Ngữ văn.