Đại học Quốc gia TPHCM ghi nhiều dấu ấn khoa học trong năm 2022

GD&TĐ - Ngày 22/12, ĐHQG TPHCM đã tổ chức Hội nghị thường niên năm 2022 nhằm đánh giá các hoạt động của đơn vị trong năm. 

Sinh viên ĐHQG TPHCM trong phòng thí nghiệm.
Sinh viên ĐHQG TPHCM trong phòng thí nghiệm.

Theo PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐHQG TPHCM, trong năm 2022, ĐHQG TPHCM đã đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế, chủ động đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị theo hướng tự chủ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị và hội nhập sâu rộng với nền giáo dục đại học tiên tiến trên thế giới; Qua đó khẳng định được vị thế trong nước và quốc tế.

ĐHQG TPHCM đang là cơ quan chủ quản của nhiều dự án quốc tế lớn với tổng kinh phí hơn 132 triệu USD. Đây là nguồn lực quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển cơ sở vật chất hiện đại, đồng bộ cho Khu đô thị ĐHQG TPHCM.

Những dự án tiêu biểu như: Phát triển các đại học quốc gia Việt Nam - Tiểu dự án ĐHQG TPHCM (kinh phí từ Ngân hàng Thế giới); Hợp tác Đổi mới Giáo dục đại học (kinh phí do USAID tài trợ); Sáng kiến lãnh đạo trẻ Đông Nam Á - Chương trình lãnh đạo trẻ Mê Kông (kinh phí do USAID tài trợ); Xây dựng kế hoạch và thiết lập chuỗi lúa gạo nông hộ nhỏ bền vững ở đồng bằng sông Cửu Long (kinh phí do Chính phủ Úc tài trợ) và Tăng cường giáo dục đại học lĩnh vực nông nghiệp tại ĐHQG-HCM (kinh phí do KOICA - Hàn Quốc tài trợ).

"Đến nay, ĐHQG TPHCM đang dẫn đầu cả nước với 110 chương trình đào tạo đạt kiểm định quốc tế; giữ vững top 801-1.000 các trường đại học tốt nhất thế giới (QS World), đạt vị trí 167 các trường đại học xuất sắc châu Á (QS Asia). Đặc biệt, ngành Kỹ thuật Dầu khí không chỉ đứng đầu Việt Nam mà còn đạt top 51-100 thế giới (QS Subject)" - PGS.TS Vũ Hải Quân nói.

Theo thống kê từ cơ sở dữ liệu Scopus, tính đến tháng 12-2022, ĐHQG TPHCM có 1.913 bài báo được đăng trên các tạp chí và hội nghị khoa học quốc tế, là đơn vị có số bài báo công bố dẫn đầu cả nước trong danh mục này. Trong năm 2022, ĐHQG cũng được cấp 2 bằng sáng chế tại Mỹ. Nhiều giảng viên và sinh viên ĐHQG TPHCM đã đạt các giải thưởng danh giá trong hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Tiêu biểu như: NGND GS-TS Trần Doãn Sơn nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh, TS Hà Thị Thanh Hương nhận giải thưởng “Nhà Khoa học nữ xuất sắc năm 2022” của chương trình L’Oreal - UNESCO; sinh viên ĐHQG TPHCM giành hạng Nhất cuộc thi lập trình IEEEextreme, vô địch cuộc thi Lập trình robot diễn ra tại Singapore,...

Theo PGS.TS Vũ Hải Quân, năm 2023, ĐHQG TPHCM xác định nhiệm vụ trọng tâm là triển khai kế hoạch chiến lược giai đoạn 2021-2025 và thực hiện rà soát, đánh giá giữa kỳ.

Để thực hiện thành công kế hoạch chiến lược, ĐHQG TPHCM sẽ tập trung vào các trọng tâm: Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ Đề án “Phát triển ĐHQG TPHCM thuộc nhóm cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á”; thực hiện chuyển đổi số, nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện các chương trình đào tạo song bằng, tăng quy mô đào tạo sau đại học; triển khai các khóa đào tạo bồi dưỡng theo yêu cầu của địa phương, doanh nghiệp.

Về khoa học công nghệ, tiếp tục thực hiện chiến lược nâng cao số lượng công bố quốc tế trong danh mục Scopus, chú trọng hợp tác quốc tế trong công bố, triển khai hiệu quả các dự án quốc tế, các chương trình, đề án nghiên cứu trọng điểm cấp quốc gia, các chương trình hợp tác với TPHCM, tỉnh Bình Dương và các địa phương.

Song song đó, ĐHQG TPHCM sẽ triển khai hiệu quả Dự án Phát triển các Đại học quốc gia Việt Nam - Tiểu dự án ĐHQG TPHCM do Ngân hàng Thế giới tài trợ; khởi công một số công trình mới tại Khu đô thị ĐHQG TPHCM để phục vụ sinh viên và điều chỉnh quy hoạch.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.