Đại học Mỹ phản ứng thế nào sau bế bối gian lận tuyển sinh?

Công nhân viên chức các trường đại học bị cáo buộc nhận hối lộ tuyển sinh, và bây giờ cũng bị chính trường mình chối bỏ.

Đại học Mỹ phản ứng thế nào sau bế bối gian lận tuyển sinh?

Xuất hiện tại Tòa án Hoa Kỳ ở Boston trong thứ ba vừa qua, ông William Rick Singer bị coi là bị cáo chính thu nhận hối lộ

Ngay sau khi các công tố viên liên bang công bố tiến hành điều tra về vụ bê bối gian lận tuyển sinh, các trường đại học Mỹ đã hành động nhanh chóng để xem xét các huấn luyện viên và nhân viên bị tra hỏi.

Theo tài liệu mật ngày 12/3, 11 công chức tại 8 trường đại học ưu tú, bao gồm huấn luyện viên điền kinh và một thành viên ban giám hiệu, nằm trong danh sách hàng chục người bị truy tố do dính líu tới kế hoạch này.

Một bản khai cho hay các bậc cha mẹ đã từng trả tiền cho tổ chức phi lợi nhuận Key Worldwide Foundation để hối lộ các kiểm soát viên của kỳ thi tuyển sinh đại học, đưa bên thứ ba vào làm bài kiểm tra hộ con mình.

Quỹ này cũng hối lộ huấn luyện viên và ban giám hiệu trường để chỉ định một số sinh viên là vận động viên để được ưu tiên.

Ông John Bonavolonta, đặc vụ FBI phụ trách điều tra scandal phát biểu trong buổi họp báo: "Những người bị buộc tội đều khiến tệ nạn tham những tràn lan, gây bất công cho những sinh viên cố gắng thi vào trường đúng cách".

Các sinh viên khác dự thi đi "cổng chính", nộp đơn như thường, hoặc "cửa sau", tức là quyên góp lớn cho trường để được nhập học. Bản khai cho biết, kế hoạch "cửa bên lề" này bao gồm kỳ thi tuyển sinh và tạo hồ sơ thể thao giả, với những khoản hối lộ từ 200.000 tới 6,5 triệu đô la (tương đương từ 4,64 tỉ VND tới 151,2 tỉ VND).

Khủng hoảng ở các trường

Cuộc điều tra bắt đầu từ tháng Năm. Tờ New York Times cho biết, có 32 phụ huynh đã tìm cách để con mình có thể nhập học vào trường điểm như Đại học Stanford, Đại học Yale và Đại học Texas tại Austin. Họ bị tố cáo vì rất nhiều tội danh lừa đảo qua thư.

Dù không có sinh viên nào bị cáo buộc, ông Lelling cho biết các công tố viên đang cân nhắc điều tra họ.

Đa số sinh viên đều không biết về việc này, có thể thấy, phụ huynh đã làm mọi cách để giấu con mình.

Huấn luyện viên điền kinh tại Đại học Georgetown, Stanford, Wake Forest, Yale và Nam California đều nằm trong danh sách bị truy tố.

Tòa án công bố, FBI và các công tố viên liên bang ở Boston đã bắt 50 người, bao gồm huấn luyện viên ....

Dường như lãnh đạo các trường không biết về nạn hối lộ, trừ Giám đốc ban Thể thao tại Nam California.

Trong số những người bị truy tố có tên Donna Heinel, phó giám đốc thể thao cấp cao của Nam California; Jovan Vavic, huấn luyện viên bóng nước và 2 cựu huấn luyện viên bóng đá nữ.

Các báo cáo vạch tội Heinel đã tạo hồ sơ thể thao giả cho ít nhất 24 sinh viên để đổi lấy hơn 1.3 triệu dollar. Sau đó, Heinel và Vavic đã bị sa thải.

Đại học Nam California đang xác nhận những khoản tiền liên quan tới vụ việc.

Bà Wanda M. Austin, chủ tịch lâm thời của trường đại học, đã từng đề cập tới âm mưu này trong một lá thư gửi tới trường.

Bà nói Đại học Nam California đang cố tình để mình bị nhân viên trong ban thể thao qua mắt.

"Tại thời điểm này, chúng ta không có lí do gì để tin rằng nhân viên tuyển sinh hay ban giám hiệu đã biết về kế hoạch này hay nhúng tay vào bất cứ hành vi sai trái nào. Tôi tin chính phủ cũng đồng tình như thế".

Wake Forest tuyên bố huấn luyện viên trưởng bộ môn bóng chuyền của trường là William Ferguson đã bị cho nghỉ việc vì nhận hơn 100.000 đô la để giả tạo hồ sơ.

Jorge Salcedo, huấn luyện viên trưởng đội bóng đá nam tại Đại học California ở Los Angeles cũng đã bị buộc thôi việc.

Stanford thông báo John Vandemoer - huấn luyện viên trưởng đội đua thuyền - cũng đã bị sa thải vì giới thiệu hai sinh viên để đổi lấy tài trợ cho đội.

Các quan chức cho biết ông này sẽ được định tội vào thứ ba. Gordon Ernst - cựu huấn luyện viên tennis của Georgetown - cũng bị truy tố.

Ông ta đã ngưng huấn luyện từ tháng 12/2017, vì bị phát hiện vi phạm quy định của trường về việc tuyển sinh.

Ernest cũng bị buộc nghỉ việc sau khi văn phòng tuyển sinh "nhận ra sư bất thường trong quá trình tuyển dụng của ông ta".

Ban giám hiệu tại Đại học Texas ở Austin cho biết sáng thứ ba vừa rồi họ đã thông báo Michael Center - huấn luyện viên đội quần vợt nam - cũng là đồng phạm trong vụ bê bối này.

Trả lời tờ The Chronicle, ban giám hiệu cho biết Center đã nhận hối lộ 100.000 dollar và đang bị cho nghỉ không kì hạn.

Phát ngôn viên cho hay: "Liêm chính trong tuyển sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tiêu chuẩn học tập và đạo đức của trường".

Động thái cân bằng

Khủng hoảng quản lí từ trên xuống dưới trong các trường đại học đứng đầu quốc gia thường kéo theo sự chú ý tới tiêu chuẩn đạo đức cao của họ.

Nhà tư vấn khủng hoảng truyền thông Simon R. Barker cho biết Bộ Tư pháp đã kêu gọi các trường từng bước nghiêm túc điều tra tới ngọn nguồn sự việc.

"Họ cần phải điều tra, cần chứng minh rằng mình có chính sách nhân sự sẽ ngăn cản được chuyện này phát sinh. Và họ cần hiểu tầm quan trọng của nó".

Ông Barker - đối tác quản lí của Tập đoàn Tư vấn Blue Moon, khách hàng của họ chủ yếu là những trường cao đẳng và đại học - nói thêm.

"Các trường đại học sẽ phát triển lâu dài nếu họ chịu nghiên cứu những vấn đề văn hóa và hệ thống gây ra tiêu cực. Để xoa dịu sự hoài nghi, các trường phải điều tra những vấn đề ấy, không được tảng lờ bất cứu yếu tố nào trong quá trình tuyển sinh".

"Động thái cân bằng không tuyên bố hay ủng hộ ý tưởng tiền tác động tới quá trình tuyển sinh" - Ông Barker nói: "Cái kim trong bọc sẽ có ngày lòi ra, các bạn phải nhớ".

Theo Vietnamnet.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ