Đại học Huế ký kết hợp tác với Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Đại học Huế và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) đã ký kết hợp tác quan trọng trong phối hợp đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ nhằm cung ứng cho thị trường chất lượng cao.

PGS.TS. Lê Anh Phương - Giám đốc Đại học Huế phát biểu tại buổi lễ ký kết quan trọng.
PGS.TS. Lê Anh Phương - Giám đốc Đại học Huế phát biểu tại buổi lễ ký kết quan trọng.

Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 10/10 và Kế hoạch hoạt động năm 2022 của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên - Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Tuần lễ Chuyển đổi số - Huế 2022 từ ngày 17-19/8 tại TP Huế với chủ đề “Chuyển đổi số tạo đà đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội”.

Trong chuỗi các sự kiện, vào chiều 19/8, tại hội trường Đại học Huế (số 1 Điện Biên Phủ, TP Huế), Đại học Huế và VINASA đã tổ chức Lễ ký kết hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực và Giao lưu học sinh & sinh viên với chủ đề “Chuyển đổi số với tinh thần khởi nghiệp của thế hệ trẻ”.

Các đại biểu tham dự buổi ký kết.

Văn nghệ chào mừng buổi lễ.

Văn nghệ chào mừng buổi lễ.

Tại buổi lễ ký kết, lãnh đạo Đại học Huế và lãnh đạo VINASA đã khẳng định tầm quan trọng của sự hợp tác trong việc phối hợp đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ cung ứng cho thị trường lao động chất lượng cao trong xu thế của kỷ nguyên số và công nghiệp 4.0.

Các nội dung ký kết hợp tác giữa 2 bên bao gồm 5 chủ đề là: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Thực tập, tuyển dụng; Tổ chức các sự kiện: hội nghị, hội thảo khoa học, cập nhật, trao đổi thông tin, giao lưu, ngày hội việc làm, giải thưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Nghiên cứu và phát triển (R&D); Thúc đẩy khởi nghiệp trong nhà trường; Hợp tác về lĩnh vực truyền thông, phát triển thương hiệu.

Lãnh đạo Đại học Huế và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam ký kết.

Lãnh đạo Đại học Huế và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam ký kết.

Phát biểu trong buổi lễ ký kết, PGS.TS. Lê Anh Phương - Giám đốc Đại học Huế đã khẳng định vai trò Đại học Huế trong đào tạo, chuyển giao khoa học công nghệ cho địa phương cũng như cả nước, Đại học Huế là một trong những đại học tiên phong trong quá trình chuyển đổi số trong giáo dục và tiến đến phát triển đại học số. Đại học Huế có đội ngũ cán bộ hàng đầu trong cả nước với hơn 1.000 tiến sĩ được đào tạo từ các nước tiên tiến trên thế giới đang trực tiếp đào tạo và chuyển giao các lĩnh vực quan trọng, góp phần thành công cho công cuộc chuyển đổi số trên toàn quốc và từng bước hội nhập quốc tế như Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo; IoT & Robotics; Tự động hóa và Công nghệ số; Điện - điện tử viễn thông; Kỹ thuật phần mềm; An toàn thông tin và an ninh mạng; Thương mại điện tử; Marketing số; Tài chính - Kế toán số; Truyền thông đa phương tiện; Mỹ thuật số; Du lịch điện tử; Báo chí và truyền thông và Công nghệ truyền thông số.

Giám đốc Đại học Huế - PGS.TS. Lê Anh Phương giới thiệu về nhiều tiềm năng của nhân lực Đại học Huế.

Giám đốc Đại học Huế - PGS.TS. Lê Anh Phương giới thiệu về nhiều tiềm năng của nhân lực Đại học Huế.

Cũng trong buổi lễ ký kết là Chương trình giao lưu với chủ đề Chuyển đổi số với tinh thần khởi nghiệp của thế hệ trẻ với sự tham gia của hơn 600 bạn trẻ là học sinh và sinh viên cùng với 5 diễn giả là nhà quản lý, nhà công nghệ và chủ doanh nghiệp công nghệ hàng đầu của Việt Nam.

Các bạn học sinh và sinh viên đã được lắng nghe các diễn giả chia sẻ về tầm quan trọng của quá trình chuyển đổi số, các lĩnh vực là thế mạnh mà thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ Thừa Thiên - Huế nói riêng có rất nhiều lợi thế và tiềm năng trong xây dựng, phát triển công nghệ và cung ứng dịch vụ cho xã hội.

Các học sinh, sinh viên chăm chú theo dõi những diễn giả thuyết minh về cơ hội nghề nghiệp.

Các học sinh, sinh viên chăm chú theo dõi những diễn giả thuyết minh về cơ hội nghề nghiệp.

Đồng thời các bạn trẻ được lắng nghe chia sẻ về tiềm năng, cơ hội nghề nghiệp các lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong tuyển dụng cũng như thu nhập hấp dẫn từ các nhà tuyển dụng. Thông qua đó, các em học sinh và sinh viên có cách nhìn và động lực cho việc phát triển nghề nghiệp bản thân.

"Nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nhân lực công nghệ thông tin đang được tỉnh Thừa Thiên - Huế đặc biệt chú trọng" - ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên - Huế nhấn mạnh.

"Nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nhân lực công nghệ thông tin đang được tỉnh Thừa Thiên - Huế đặc biệt chú trọng" - ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên - Huế nhấn mạnh.

Trong buổi giao lưu, ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên - Huế đã nhấn mạnh về đề án 10.000 nhân lực công nghệ thông tin của tỉnh đến năm 2025, cũng như định hướng của tỉnh trong phát triển và kêu gọi đầu tư về công nghệ cao, công nghệ số và tự động hóa phục vụ cho phát triển công nghiệp 4.0 và kỷ nguyên số. Thông qua đó, ông Thọ cũng mong muốn có nhiều Startup công nghệ được nuôi dưỡng và hình thành từ các bạn trẻ qua quá trình học tập, đào tạo và rèn luyện trong môi trường Đại học Huế truyền thống, uy tín và đầy tiềm năng.

Ông Thọ cũng mong muốn có nhiều Startup công nghệ được nuôi dưỡng và hình thành từ các bạn trẻ qua quá trình học tập, đào tạo và rèn luyện trong môi trường Đại học Huế.

Ông Thọ cũng mong muốn có nhiều Startup công nghệ được nuôi dưỡng và hình thành từ các bạn trẻ qua quá trình học tập, đào tạo và rèn luyện trong môi trường Đại học Huế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Động lực nâng cao chất lượng

GD&TĐ - Mùa tuyển sinh 2024, ĐHQG TPHCM tiếp tục dành từ 5% đến tối đa 20% tổng chỉ tiêu cho phương thức ưu tiên xét tuyển theo quy định của đại học này.