Đại dịch tiềm tàng từ những vi khuẩn trong sông băng tan chảy

GD&TĐ -Trong một nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu từ Học viện Khoa học Trung Quốc đã lấy mẫu băng từ 21 sông băng trên Cao nguyên Tây Tạng - một khu vực có độ cao lớn ở châu Á nằm giữa dãy núi Himalaya ở phía Nam và sa mạc Taklamakan ở phía Bắc.

Các sông băng đang tan chảy do biến đổi khí hậu.
Các sông băng đang tan chảy do biến đổi khí hậu.

Sau đó, nhóm nghiên cứu đã giải trình tự DNA của các vi sinh vật bị nhốt trong băng, tạo ra một cơ sở dữ liệu khổng lồ về bộ gen vi sinh vật mà họ đặt tên là Danh mục gen sông băng Tây Tạng (TG2G).

Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy 968 loài vi sinh vật kẹt trong băng - chủ yếu là vi khuẩn nhưng cũng có tảo, cổ khuẩn và nấm theo báo cáo ngày 27 tháng 6 trên tạp chí Nature. Nhưng có lẽ điều đáng ngạc nhiên hơn là khoảng 98% trong số đó là những loài mới.

Các nhà nghiên cứu cho biết, mức độ đa dạng của nhóm vi sinh vật này nằm ngoài mong đợi, theo như họ viết: “Bất chấp các điều kiện môi trường khắc nghiệt, chẳng hạn như nhiệt độ thấp, mức bức xạ mặt trời cao, chu kỳ đóng băng - tan băng định kỳ và lượng dinh dưỡng giới hạn, bề mặt của các sông băng vẫn là nơi chứa đựng vô vàn sự sống đa dạng”.

Bằng chứng cho thấy rằng, một số vi khuẩn mới phát hiện có thể rất nguy hiểm đối với con người và các sinh vật khác. Nhóm nghiên cứu đã xác định được 27.000 yếu tố độc lực tiềm ẩn - các phân tử giúp vi khuẩn xâm nhập và chiếm giữ các vật chủ tiềm năng - trong danh mục TG2G.

Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng, khoảng 47% các yếu tố độc lực này chưa từng được nhìn thấy trước đây và vì vậy không có cách nào để biết vi khuẩn có thể gây hại như thế nào.

Các sông băng ở Cao nguyên Tây Tạng có thể là điểm nóng gây ra các đại dịch trong tương lai vì chúng cung cấp nước ngọt vào một số tuyến đường thủy, bao gồm sông Dương Tử, sông Hoàng Hà và sông Hằng, nguồn nước của hai quốc gia đông dân nhất trên thế giới: Trung Quốc và Ấn Độ. Đại dịch có thể lây lan nhanh chóng qua các khu vực đông dân cư như thế giới đã chứng kiến ​​trong đại dịch Covid-19.

Nhưng vấn đề tiềm ẩn này sẽ không chỉ ảnh hưởng đến châu Á. Có hơn 20.000 sông băng trên Trái đất bao phủ khoảng 10% diện tích đất của hành tinh và mỗi sông băng có khả năng chứa đựng các cộng đồng vi sinh vật độc đáo của riêng mình.

Vào tháng 4/2021, một nghiên cứu sử dụng hình ảnh vệ tinh của các sông băng đã phát hiện ra rằng, gần như mọi sông băng trên Trái đất đều đang tan nhanh hơn trong khoảng thời gian từ năm 2000 - 2019, một điều đáng lo ngại.

Theo Livesciennce

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đền Vạn hướng mặt về phía dòng sông Lam.

Danh thần phụng sự 3 đời vua Trần

GD&TĐ - Sinh ra trong thời đại nhiều nhân tài nhưng Đoàn Nhữ Hài vẫn khẳng định được bản thân, trở thành danh thần 'văn võ song toàn'.