70-99% sông băng ở khu vực núi Everest có thể tan chảy trong những thập kỷ tới

Với tốc độ tàn phá thiên nhiên và sự gia tăng chóng mặt của lượng khí thải nhà kính trong những thập kỷ gần đây, khí hậu đang có những biến đổi tiêu cực và từng bước ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta.

70-99% sông băng ở khu vực núi Everest có thể tan chảy trong những thập kỷ tới
2012_everest.

 Vừa qua, một nghiên cứu do các nhà khoa học ở Nepal, Pháp, và Hà Lan thực hiện tại khu vực núi Everest thuộc dãy Himalaya đã phát hiện ra rằng các dòng sông băng ở đây rất nhạy cảm với sự gia tăng của nhiệt độ. 

Theo đó, nếu khí thải nhà kính tiếp tục tăng lên, thể tích các dòng sông băng này có thể sẽ giảm từ 70% đến 99% trong những thập kỷ tới và sẽ trực tiếp gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân vùng hạ lưu. Kết quả của nghiên cứu như một hồi chuông cảnh báo những hiểm họa mà con người có thể sẽ phải đối mặt trong tương lai vì các hành động tàn phá môi trường trong quá khứ và hiện tại. Nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Cryosphere.

Được biết, những dòng sông băng ở vùng núi cao Châu Á, gồm dãy Himalayas chứa một thể tích băng cực lớn, chỉ sau các vùng cực. Chỉ tính riêng các sông băng lưu vực Dudh Kosi, nơi mà nhóm tiến hành khảo sát đã có diện tích lên đến hơn 400 km2.

 Nước tan chảy từ các dòng sông băng ở khu vực này sẽ đổ xuống sông Kosi. Do vậy, sự thay đổi trong lượng băng tan chảy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các dòng chảy hạ lưu gây hậu quả nghiêm trọng cho nông nghiệp và thủy điện. 

Ngoài ra, sự tan chảy của các dòng sông băng cũng có thể dẫn đến sự hình thành và phát triển của các hồ nước. Một khi tuyết lở và động đất xảy ra sẽ làm vỡ các hồ này, gây ra lũ lụt nghiêm trọng và có thể khiến các dòng chảy ở lưu vực sông Kosi mạnh lên 100 lần so với bình thường. 

Thêm vào đó, xét về lâu dài, sự suy giảm thể tích các dòng sông băng sẽ làm giảm lượng mưa trong những tháng mùa hè và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân nơi đây.

Nghiên cứu được thực hiện dựa trên những quan sát thực địa và dữ liệu từ các trạm thời tiết địa phương. Các số liệu này được sử dụng để thử nghiệm và hiệu chỉnh mô hình về sự thay đổi của dòng sông băng trong hơn 50 năm qua.

 Sau đó, nhóm đã áp dụng 8 kịch bản khác nhau về nhiệt độ, lượng mưa và những dự đoán về sự gia tăng của nhiệt độ trong các thập kỷ tới để quan sát sự thay đổi trong diện tích và khối lượng của các dòng sông băng.

Kết quả cho thấy khi nhiệt độ tăng cao thì độ cao đóng băng ( freezing level ), nơi mà có nhiệt độ hàng tháng ở mức 0 độ C, cũng sẽ thay đổi theo. Hiện tại độ cao này là ở mức 3200m vào tháng 1 và 5500m vào tháng 8. Ước tính, độ cao đóng băng có thể sẽ tăng lên thêm 800-1200m. 

Walter Immerzeel, một thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết: “Việc gia tăng này sẽ không chỉ giảm lượng tuyết tích tụ trên các dòng sông băng mà cũng có thể còn làm tan chảy hơn 90% diện tích khu vực sông băng hiện tại trong những tháng ấm hơn”

Mặc dù đây chỉ là các con số ước tính và vẫn còn nhiều yếu tố bất định trong các ước lượng. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu nhấn mạnh rằng “Dấu hiệu và sự thay đổi của các dòng sông băng trong tương lai ở khu vực này là rõ ràng và rất thuyết phục” và chắc chắn rằng sự suy giảm độ dày và phạm vi của băng sẽ xảy ra ngay cả với kịch bản biến đổi khí hậu bảo thủ nhất.

Theo tinhte

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Khơi nước gần dập lửa xa

GD&TĐ - Iran đã bước vào giai đoạn xung khắc mang bản chất mới với Mỹ và Israel nên càng cần yên bình ở phía biên giới chung với Pakistan.
Minh họa/INT

Khai mở động lực tăng trưởng mới

GD&TĐ - Về tổng thể, kết thúc quý I/2024, kinh tế Việt Nam được đánh giá là có nhiều điểm sáng nhưng thực tế, các doanh nghiệp vẫn đang gặp khá nhiều khó khăn.