Sông băng “chảy máu” hé lộ khả năng người ngoài hành tinh tồn tại
Theo dõi báo trên
Phát hiện mới tại dòng sông băng “chảy máu” ở Nam Cực có thể là chìa khóa trong việc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh.
Mới đây, các nhà khoa học đã có một phát hiện vô cùng quan trọng tại Nam Cực liên quan tới dòng sông băng “chảy máu” (Blood Falls). Đây là dòng sông nhiễm độc sắt và lưu huỳnh hơn hai triệu năm tuổi, vốn là phần nước biển bị mắc kẹt giữa các lớp băng.
Vị trí của sông băng "chảy máu" trên bản đồ
Dưới tác động của quá trình oxy hóa, các ion sắt trong nước tạo ra màu đỏ khiến địa điểm này mang biệt danh sông băng “chảy máu”.
Tại đây, trong quá trình thu thập mẫu vật để tìm kiếm sự sống của vi sinh vật, các chuyên gia vô tình tìm ra: giữa hàng trăm mẫu trích xuất nước từ dòng sông nhiễm độc, vẫn tồn tại một mẫu nước sạch không hề bị nhiễm bẩn. Mẫu vật này hiện đang được nhóm chuyên gia tích cực nghiên cứu và giải mã nhằm tìm ra nguyên nhân thực sự sau đó.
Chia sẻ về nghiên cứu, các nhà khoa học cho hay, kết quả trên vô cùng lạ lùng, khác hẳn với những thí nghiệm và khảo sát trước đây. Theo nhóm nghiên cứu, phát hiện này không đơn thuần mang ý nghĩa về mặt sinh học mà thực tế sẽ là chìa khóa cho việc tìm ra sự sống người ngoài hành tinh.
Cụ thể, dòng sông băng “chảy máu” vốn có độ mặn cao hơn nước biển từ 4-5 lần, lại thêm nồng độ hợp chất của sắt và lưu huỳnh rất cao nên khả năng tồn tại của vi sinh vật là gần như bằng 0%. Tuy nhiên, việc phát hiện mẫu nước không hề nhiễm độc ngay ở lòng sông cho thấy, trong những điều kiện môi trường tồi tệ và cực đoan nhất, sự sống vẫn có thể hình thành.
Người ngoài hành tinh có thể sống ở bất cứ đâu, kể cả trong điều kiện tồi tệ nhất?
Kết quả nghiên cứu này nhiều khả năng sẽ làm thay đổi quá trình tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất theo quy trình trước đây. Rõ ràng, ngay tại những hành tinh không có nước, không có không khí, các sinh vật ngoài hành tinh vẫn có cơ hội sống sót. Và nếu đúng như vậy, rất có thể ngay trong hệ Mặt trời cũng sẽ có rất nhiều những "loài người" khác như chúng ta.
GD&TĐ - Dù điều kiện học tập có phần hạn chế nhưng, Dương Đình Thanh người dân tộc Tày vẫn sở hữu điểm số ba môn Toán, Vật lí và tiếng Anh vô cùng ấn tượng.
GD&TĐ -Việc tích hợp ChatGPT vào giáo dục lý luận chính trị là một yêu cầu tất yếu song cũng đặt ra nhiều thách thức nếu không được kiểm soát chặt chẽ.
GD&TĐ -Hãng thông tấn Tân Hoa Xã ngày 21/11 đưa tin: Một mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở miền nam Trung Quốc.
Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp phát triển.