Đại dịch Covid-19 nới rộng khoảng cách học tập ở Hàn Quốc

GD&TĐ - Học sinh, sinh viên ở Hàn Quốc đang phải tham gia các lớp học trực tuyến trong đại dịch Covid-19.

 Một giáo viên chuẩn bị bài học bằng điện thoại di động cho một lớp học trực tuyến trong một lớp học trong đại dịch Covid-19 tại trường trung học nữ sinh Seoul. (Ảnh: Getty Images)
Một giáo viên chuẩn bị bài học bằng điện thoại di động cho một lớp học trực tuyến trong một lớp học trong đại dịch Covid-19 tại trường trung học nữ sinh Seoul. (Ảnh: Getty Images)

Han Shin Bi - học sinh trung học ở Seoul cho biết: “Các lớp học trực tuyến thực sự bất tiện. Em đã nhận được điểm thấp trong một kỳ thi vì em không thực sự tập trung khi học trực tuyến.”

Trẻ em ở Hàn Quốc đang phải thích nghi với việc học tập từ xa ngay tại nhà khi cả nước chiến đấu với đại dịch Covid-19.

Các chuyên gia cho rằng việc giảm tương tác với giáo viên và những khó khăn về kỹ thuật đang làm gia tăng khoảng cách về thành tích học tập giữa các học sinh ở Hàn Quốc. Thậm chí, những học sinh xuất thân từ gia đình không mấy khá giả sẽ gặp bất lợi hơn. Những học sinh trong gia đình khá giả có thể dễ dàng hơn trong việc duy trì điểm số và nhận được nhiều sự hỗ trợ của gia đình nếu gặp khó khăn.

Ở Hàn Quốc - nền kinh tế lớn thứ tư của châu Á, trường đại học có thể định hướng gần như tất cả mọi thứ về tương lai như triển vọng nghề nghiệp và địa vị xã hội.

Trong một cuộc khảo sát của Hàn Quốc với 51.021 giáo viên vào tháng 9, khoảng 80% người tham gia nhận thấy khoảng cách giữa học sinh giỏi nhất và yếu nhất ngày càng tăng. Để giải quyết vấn đề này, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã thuê các giáo viên để giúp đỡ 29.000 học sinh kém may mắn tại các trường tiểu học. Một số giáo viên đã được phân công làm việc tạm thời với khoảng 2.300 học sinh trung học đang gặp khó khăn.

Ma Seo-bin - học sinh lớp 12 tại một trường ở Seoul cho biết: “Em cảm thấy mình giống như bị mắc kẹt và căng thẳng về tâm lý. Em rất khó để chuyên tâm vào việc học nếu không có bạn bên cạnh.”

Sự phân hóa rõ ràng như vậy có thể ngày càng sâu sắc khi đại dịch kéo dài do cuộc khủng hoảng đang làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng giữa các học sinh.

Theo CNBC

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.