Đại biểu Quốc hội đồng tình với lộ trình cải cách tiền lương

0:00 / 0:00
0:00
GD&TĐ - Sáng 25/5, Quốc hội thảo luận ở tổ. Tại tổ TP Hồ Chí Minh, nhiều đại biểu đồng tình với Chính phủ về xây dựng lộ trình cải cách tiền lương.
Ảnh minh họa/internet.
Ảnh minh họa/internet.

Theo đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (đoàn TP Hồ Chí Minh), hiện nay nhiều người lao động làm việc đủ thời gian, đóng đủ tiền bảo hiểm xã hội nhưng về hưu lương không đủ sống.

“Vừa qua TP Hồ Chí Minh đã phỏng vấn nhiều công nhân, chúng tôi gặp và người lao động cũng đã phản ánh: nhiều người lao động có thể đi làm đủ 30 năm ở doanh nghiệp, đóng đủ hết tiền bảo hiểm xã hội, nhưng đến khi về hưu, nhận lương hưu 2,5 triệu - 3 triệu/tháng, không đủ sống, lại phải đi làm thêm kiếm đủ tiền trang trải”- đại biểu Nguyễn Thiện Nhân cho hay.

Đại biểu đoàn TP Hồ Chí Minh đề nghị, cải cách tiền lương nên xác định mục tiêu gì? Theo đó trong quá trình xây dựng lộ trình cải cách tiền lương, phải xác định mức tiền lương tối thiểu, đảm bảo mức sống tối thiểu, nếu không sau đó, công chức sẽ rất khó khăn, mà đặc biệt là người lao động.

Đại biểu Quốc hội đồng tình với lộ trình cải cách tiền lương ảnh 1

Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (đoàn TP Hồ Chí Minh).

Theo đại biểu, đất nước đã thống nhất 48 năm, kinh tế cũng phát triển, với nhiều thành tựu hơn, GDP bình quân đầu người đã trên 4.000 USD/người, phải xác định lại nguyên tắc trả lương cho người lao động.

Quan trọng nhất, phải xác định mức tiền lương tối thiểu làm sao đảm bảo mức sống tối thiểu. Nguyên tắc trả lương phải đảm bảo người đi làm ngoài nuôi mình, cần nuôi được gần thêm một người để họ còn nuôi con, cha mẹ mình lúc về già.

Cùng quan điểm, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TP Hồ Chí Minh) nhìn nhận, việc tăng lương không chỉ phụ thuộc vào cơ quan bảo hiểm cân đối, mà thực tế mức đóng bảo hiểm ở Việt Nam còn thấp, nhưng muốn tăng lên không dễ.

Theo đại biểu chia sẻ, không chỉ những người về hưu, ngay cả người đang lao động như bác sĩ, dược sĩ mới ra trường, lương cũng không đủ sống.

Chúng ta cứ cải cách tiền lương bằng cách nâng mức lương cơ bản, mỗi lần tăng thêm vài trăm ngàn cho 1 hệ số. Những người mới đi làm hệ số thấp nên số tiền tăng lên cũng không nhiều, không có tích lũy, trong khi họ là những người cần tích lũy vốn để lấy vợ, lấy chồng, sinh con.

Đại biểu Quốc hội đồng tình với lộ trình cải cách tiền lương ảnh 2

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TP Hồ Chí Minh).

“Những người đột phá cống hiến nhiều, nhưng còn trẻ thì hệ số lương vẫn thấp, không bằng người lao động lão làng” nhưng không có gì xuất sắc, làm việc bình thường. Như vậy, chúng ta vẫn bị “chủ nghĩa bình quân” – đại biểu Phạm Khánh Phong Lan trao đổi.

Trước đó, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, Chính phủ sẽ sớm trình cấp có thẩm quyền lộ trình cải cách tiền lương và xây dựng phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng.

Chính phủ đặt mục tiêu thực hiện hiệu quả chính sách người có công, trợ giúp xã hội, an sinh xã hội, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân. Chính phủ sẽ theo dõi sát tình hình người lao động bị mất việc, giảm giờ làm để có phương án hỗ trợ phù hợp.

NGƯT Nguyễn Thanh Hà - Hiệu trưởng trường THCS Thăng Long trao quà kỷ niệm cho học sinh lớp 9 trước ngày ra trường.

Xúc cảm hình ảnh trò tri ân thầy cô

GD&TĐ - Trước giờ chia tay mái trường, học sinh lớp 9 trường THCS Thăng Long (Hà Nội) tri ân thầy cô và lưu lại hình ảnh học trò với bao kỷ niệm đẹp.
Cuộc thi vẽ tranh 'Những sắc màu cuộc sống' được tổ chức thường niên từ năm 2022. Ảnh: Bình Thanh

Sắc màu cuộc sống từ con mắt trẻ thơ

GD&TĐ - Cuộc thi vẽ tranh 'Những sắc màu cuộc sống' vừa được Alfred Nobel School phối hợp với Ban vận động Mỹ thuật và Ngoại giao văn hóa Việt Nam tổ chức.
Nghi thức đốt hạc giấy tại chùa Daisho-in.Origami vì hòa bình ở Hiroshima 2.

Origami vì hòa bình ở Hiroshima

GD&TĐ - Theo một truyền thuyết cổ xưa của Nhật Bản, người nào gấp được một nghìn hạc giấy Origami thì điều ước của họ sẽ thành hiện thực.