Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục

GD&TĐ - Các đại biểu ghi nhận ngành Giáo dục đã nhanh chóng tiếp cận với tiến bộ khoa học, công nghệ, biến “nguy” thành “cơ”, bảo đảm mục tiêu kép; đồng thời đề xuất nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng GD-ĐT.

Cần có chính sách thu hút nhà khoa học.
Cần có chính sách thu hút nhà khoa học.

Chung tay khắc phục khó khăn trong dạy – học trực tuyến

Khẳng định, việc dạy - học trực tuyến được triển khai trên toàn quốc và là giải pháp tối ưu, phù hợp trong bối cảnh dịch Covid-19, đại biểu Nguyễn Hữu Chính (đoàn Hà Nội) – chia sẻ: Do nhiều nguyên nhân nên vẫn còn một số học sinh khó khăn trong tiếp cận học trực tuyến. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục. Vì vậy cần phải có giải pháp, chính sách bảo đảm đồng đều trong việc tiếp cận và đảm bảo chất lượng học tập của học sinh trong điều kiện hiện nay.

Bên cạnh đó, cần triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo… Đồng thời, tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên những kỹ năng cần thiết, để tiến hành dạy học trực tuyến, đào tạo từ xa. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng bài giảng, phát huy khả năng tự học của học sinh, sinh viên.

“Chính phủ cần tiếp tục quan tâm, có chính sách hỗ trợ về trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất cho học sinh, thầy cô giáo để bảo đảm việc dạy - học được hiệu quả, an toàn, nhất là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi để họ không bị bỏ lại sau lưng”.
Đại biểu Dương Tấn Quân

Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục khó khăn trong dạy – học trực tuyến, đại biểu Dương Tấn Quân (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) - đề nghị: Chính phủ và Bộ GD&ĐT cần tổ chức rà soát, phát triển các nguồn học liệu điện tử, bài giảng phong phú, hợp lý, dễ sử dụng; đồng thời xây dựng kho học liệu điện tử kết nối với Hệ tri thức Việt số hóa để chia sẻ chung cho cả nước.

Ngoài ra, cần phối hợp với các bộ, ngành có liên quan để quy định thống nhất về thời lượng tiết học trực tuyến cho từng cấp học, bảo đảm sức khỏe cho học sinh. Sớm hướng dẫn quy đổi tiết dạy trực tiếp với tiết dạy trực tuyến trong việc tính tiết vượt trội cho giáo viên. Mặt khác, thống nhất quy định phương pháp dạy học trực tuyến, thiết kế bài dạy trực tuyến, lựa chọn và quy định phần mềm từng cấp học trong dạy học trực tuyến. Học liệu phải bám sát chương trình và sách giáo khoa của từng cấp học, kết hợp dạy học, kiểm tra, đánh giá.

Cùng với đó, xây dựng hệ thống cách thức kiểm tra, đánh giá học sinh, hệ thống đề thi, bài kiểm tra, ngân hàng câu hỏi. Đồng thời, chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện kiểm tra, đánh giá trực tuyến theo quy định, bảo đảm chất lượng chính xác, hiệu quả, công bằng, khách quan, trung thực, đánh giá đúng năng lực của học sinh, sinh viên, phù hợp với tình hình dịch bệnh.

Nhấn mạnh, Bộ Thông tin và Truyền thông sớm ban hành hướng dẫn sử dụng an toàn các phần mềm công cụ dạy học trực tuyến, đại biểu Dương Tấn Quân đề nghị Bộ này cần chỉ đạo các tập đoàn, doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin nghiên cứu, phát triển các giải pháp nền tảng dạy - học trực tuyến, học liệu số. Hỗ trợ các cơ sở giáo dục, học sinh, sinh viên, giáo viên tiếp cận hạ tầng số, dịch vụ truy cập Internet tốc độ cao, bảo mật, an toàn, dễ sử dụng, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.

Bên cạnh đó, cần chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông xem xét miễn giảm giá cước, truy cập Internet cho học sinh, sinh viên, giáo viên, giá cước sử dụng các ứng dụng phần mềm phục vụ trong giáo dục đào tạo và quản lý giáo dục cho các cơ sở giáo dục; giảm giá dịch vụ thuê máy chủ băng thông phục vụ đào tạo từ xa cho cơ sở giáo dục đại học. 

Thúc đẩy xây dựng kho học liệu điện tử kết nối với Hệ tri thức Việt số hóa.
Thúc đẩy xây dựng kho học liệu điện tử kết nối với Hệ tri thức Việt số hóa. 

Có chính sách thu hút nhà khoa học

Quan tâm đến lĩnh vực giáo dục đại học, nghiên cứu khoa học, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn) nêu ý kiến: Cần có kế hoạch cụ thể để đẩy mạnh hợp tác giáo dục, nhất là giáo dục đại học và sau đại học với các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu khoa học có uy tín trên thế giới.

Đại biểu viện dẫn: Trong chuyến tham dự Hội nghị COP26, Thủ tướng đã tiếp xúc với nhiều cơ sở giáo dục đại học uy tín trên thế giới và chứng kiến lễ ký Bản ghi nhớ hợp tác về giáo dục giữa một tập đoàn của Việt Nam và trường thuộc Viện Đại học Oxford. “Chúng tôi đánh giá đây là sự kiện quan trọng, thể hiện vị thế của Việt Nam, tầm nhìn của doanh nghiệp Việt Nam và mở rộng cánh cửa cho sinh viên Việt Nam được tiếp cận với một trong những môi trường học thuật hàng đầu thế giới” – đại biểu Phạm Trọng Nghĩa nhấn mạnh.

Theo đại biểu đoàn Lạng Sơn, cần xây dựng chiến lược thu hút nguồn lực to lớn của hơn 5,3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là thu hút các nhà khoa học tự nhiên, khoa học cơ bản, chuyên gia về quản trị quốc gia. Để làm được như vậy, cần có môi trường làm việc đủ sức thu hút để các nhà khoa học tự tin trở về, gắn bó, hết mình cống hiến cho quê hương, cho đất nước.

Khẳng định, khoa học công nghệ và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo có vai trò nền tảng, quan trọng để phát triển một nền kinh tế trí thức bền vững, đại biểu Nguyễn Thị Lan (đoàn Hà Nội) nhấn mạnh: Để phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, chúng ta không thể không chú trọng đến những mô hình doanh nghiệp khởi nghiêp sáng tạo (Start up) và mô hình khởi nguồn công nghệ (Spin off); trong đó có vai trò dẫn dắt, tiên phong to lớn của trường đại học, viện nghiên cứu. Đây là nơi không những đóng góp nhiều ý tưởng và công nghệ đột phá, mà còn cung cấp nguồn nhân lực. Mặt khác, các trường, cơ sở giáo dục đại học không những giàu tiềm năng công nghệ, mà còn đầy sức trẻ, với khát vọng khởi nghiệp mạnh mẽ, sáng tạo và sẵn sàng hành động vì một đất nước Việt Nam hùng cường.

Đại biểu Nguyễn Thị Lan đề nghị: Chính phủ cần quan tâm, có chính sách đặc thù để khuyến khích đội ngũ trí thức, khoa học đông đảo đến từ các trường đại học và viện nghiên cứu. Đây là lực lượng nòng cốt thúc đẩy đổi mới quốc gia. Mỗi năm, nhiều đề tài được nghiệm thu và quy trình công nghệ, sản phẩm khoa học có tiềm năng ứng dụng vào thực tiễn, nhưng chỉ một số khiêm tốn được chuyển giao hay thương mại hóa để tạo ra giá trị gia tăng cao, phục vụ quốc kế dân sinh, gây lãng phí nguồn lực của xã hội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.