Đặc sắc đêm nhạc Phật 'Vĩnh Nghiêm - Hào quang trí huệ'

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Tối 1/2, đêm nhạc Phật chủ đề "Vĩnh Nghiêm - Hào quang trí huệ" tổ chức tại chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang) với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc.

Tiết mục nghệ thuật đêm nhạc Phật "Vĩnh Nghiêm - Hào quang trí huệ".
Tiết mục nghệ thuật đêm nhạc Phật "Vĩnh Nghiêm - Hào quang trí huệ".

Chương trình có sự tham gia của nhiều nghệ sỹ, ca sỹ nổi tiếng và hàng trăm phật tử. Đây là hoạt động mở đầu cho chuỗi sự kiện trong Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Bắc Giang năm 2023 với chủ đề "Linh thiêng Tây Yên Tử".

Về dự có ông Lê Ánh Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang; ông Nguyễn Văn Linh - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang; ông Mai Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang, Trưởng Ban tổ chức Tuần Văn hoá - Du lịch tỉnh năm 2023 cùng đại diện lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị của Trung ương, ban, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Đại biểu về dự đêm nhạc Phật.

Đại biểu về dự đêm nhạc Phật.

Với chủ đề “Vĩnh Nghiêm - Hào quang trí huệ", đêm nhạc Phật lần đầu tiên được tổ chức tại chùa Vĩnh Nghiêm - nơi được xem là chốn tổ của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, theo hình thức ca, hợp ca, múa.

Chương trình tái hiện sự nghiệp, thân thế cũng như quá trình giác ngộ của Phật hoàng Trần Nhân Tông và sự hình thành, phát triển Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử (do Phật hoàng sáng lập) trong đời sống tâm linh và Phật giáo Việt Nam; vị thế của chùa Vĩnh Nghiêm trong Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử.

Lấy ý tưởng từ bài kệ “Cư trần lạc đạo” được trích trong bài phú cùng tên của Phật hoàng Trần Nhân Tông, hiện còn lưu giữ ở kho mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm, mang triết lý sâu sắc giữa đạo và đời... chương trình Đêm nhạc Phật nhằm tiếp tục khơi dậy hào quang trí huệ ấy để lan tỏa đi muôn nơi.

Sau màn thỉnh chuông do Đại đức Thích Thanh Vịnh - trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm - cùng các phật tử thực hiện là chương trình nghệ thuật Đêm nhạc Phật diễn ra trong 60 phút, với ba chương gồm: Trăng lên núi thiêng; Từ chốn Tổ Vĩnh Nghiêm; Cư trần lạc đạo - Bay lên vì hạnh phúc con người.

Đoàn hợp xướng tham gia biểu diễn tiết mục "Trăng khuất" của Viên Như.
Đoàn hợp xướng tham gia biểu diễn tiết mục "Trăng khuất" của Viên Như.

Chương 1 “Trăng lên núi thiêng” là hợp xướng gồm 4 phần: “Trăng lên", “Trăng khuất", “Thương ánh trăng xưa” và “Trăng bất diệt".

Dưới sự dẫn chuyện của Thượng tọa Thích Viên Như, sự trình diễn của các ca sỹ, nghệ sỹ, tốp nam, nữ Nhà hát Kịch Việt Nam tái hiện hình ảnh Phật hoàng Trần Nhân Tông từ lúc làm vua, lãnh đạo quan, quân đánh tan quân xâm lược Nguyên Mông, cho đến lúc Ngài tọa thiền trên đỉnh núi Yên Tử và sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Chương 2 “Từ chốn Tổ Vĩnh Nghiêm” với các ca khúc “Vĩnh Nghiêm - Hào quang trí huệ", “Con đường tâm linh Tây Yên Tử” được trình bày bởi các ca sỹ, diễn viên đã thể hiện vị thế của chùa Vĩnh Nghiêm trong trong Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử. Nơi đây được tôn vinh là trung tâm của Phật giáo ngày ấy, là nơi Tam Tổ Trúc Lâm Yên Tử đã thành lập giáo trường, khắc mộc bản để lưu lại những lời giáo huấn của những bậc tôn túc cả trong thi kinh, thi họa…

Nhân dân địa phương cùng du khách về dự đêm nhạc Phật.

Nhân dân địa phương cùng du khách về dự đêm nhạc Phật.

Chương 3 “Cư trần lạc đạo - Bay lên vì hạnh phúc con người” thể hiện triết lý sâu sắc giữa đạo và đời, trong chuỗi duyên sinh, đạo chẳng xa đời, đời ở trong đạo, cư trần mà vẫn vui đạo, sống thuận theo với tự nhiên.

Về với chốn Tổ Vĩnh Nghiêm, trên con đường Tây Yên Tử, là về với cội nguồn của Phật giáo Việt Nam.

Kết thúc đêm nhạc Phật với chủ đề "Vĩnh Nghiêm - Hào quang trí huệ", các đại biểu, nhân dân và tăng ni phật tử thả đèn hoa đăng tại khuôn viên chùa Vĩnh Nghiêm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.