Đặc sắc các làng nghề truyền thống trưng bày ở Festival Huế 2023

GD&TĐ - Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm làng nghề tại Festival nghề truyền thống Huế thu hút 350 nghệ nhân đến từ 69 cơ sở tham dự.

Các nghệ nhân nghề, làng nghề truyền thống tại Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm làng nghề (Ảnh: Hoàng Hải).
Các nghệ nhân nghề, làng nghề truyền thống tại Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm làng nghề (Ảnh: Hoàng Hải).

Chiều ngày 28/4, tại Công viên Tứ Tượng, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế, Ban tổ chức Festival nghề truyền thống Huế năm 2023 khai mạc “Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tôn vinh nghệ nhân và làng nghề”.

Các đại biểu, khách mời cắt băng khai mạc “Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tôn vinh nghệ nhân và làng nghề”.

Các đại biểu, khách mời cắt băng khai mạc “Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tôn vinh nghệ nhân và làng nghề”.

Với hành trình 8 ngày đêm diễn ra Festival nghề truyền thống Huế 2023, không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm nghề và làng nghề đầy thú vị với 69 cơ sở nghề, làng nghề truyền thống của Huế và các tỉnh, TP trên khắp cả nước. Với 350 nghệ nhân và thợ lành nghề, không gian trưng bày giới thiệu sản phẩm, tôn vinh nghệ nhân là dịp để các cơ sở nghề và làng nghề truyền thống trên toàn quốc gặp gỡ trao đổi, giao lưu và tiếp tục chia sẻ những kinh nghiệm trong khôi phục và phát triển các sản phẩm thủ công truyền thống.

Phát biểu tại khai mạc, ông Trần Song – Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Huế chia sẻ: “Tôi xin nhiệt liệt chào mừng quý vị nghệ nhân đến từ 69 cơ sở, làng nghề truyền thống nổi tiếng trong cả nước đã tề tựu tại Huế. Đặc biệt, Festival lần này tiếp tục có sự đồng hành của các nghệ nhân truyền thống đến từ Hàn Quốc và Nhật Bản hứa hẹn sẽ mang một sắc thái đặc biệt, sự đoàn kết gắn bó thân thiện, hữu nghị của những nghệ nhân thủ công tài hoa của dân tộc với bạn bè quốc tế.

Ông Trần Song – Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Huế phát biểu tại lễ khai mạc.

Ông Trần Song – Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Huế phát biểu tại lễ khai mạc.

Ban tổ chức xin chân thành cảm ơn các làng nghề, cơ sở sản xuất nghề truyền thống và các nghệ nhân, xin cám ơn các nghệ nhân đến từ các quốc gia Hàn Quốc và Nhật Bản, các doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị hữu quan đã có nhiều đóng góp tích cực trong quá trình chuẩn bị và tổ chức triển khai các hoạt động”.

Nghệ nhân dệt của Làng nghề dệt Phùng Xá tại không gian trưng bày.

Nghệ nhân dệt của Làng nghề dệt Phùng Xá tại không gian trưng bày.

Không gian được thiết kế với hệ thống nhà rường cổ kết hợp với những mái nhà tranh tre gần gũi với người dân Việt Nam và mang đậm đà nét Huế. Trong không gian này, không chỉ là nơi trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đặc sắc mà còn là nơi phô diễn tài năng của các nghệ nhân nổi tiếng và làng nghề truyền thống cổ truyền trên khắp mọi miền đất nước thông qua việc thao diễn kỹ thuật tinh xảo, các quy trình sản xuất độc đáo để làm nên một sản phẩm tinh hoa.

Nghệ nhân đang dệt vải thuộc Làng dệt thổ cẩm Chăm mỹ nghiệp tại không gian trưng bày.

Nghệ nhân đang dệt vải thuộc Làng dệt thổ cẩm Chăm mỹ nghiệp tại không gian trưng bày.

Nghệ nhân dệt vải thuộc Làng nghề dệt Zèng A Đớt, huyện A Lưới.

Nghệ nhân dệt vải thuộc Làng nghề dệt Zèng A Đớt, huyện A Lưới.

Du khách đến với không gian này, bên cạnh việc thưởng thức ẩm thực đặc sản Huế, tìm hiểu và mua sắm, còn có thể cùng tham gia các nghệ nhân qua việc trải nghiệm và sáng tạo ra các sản phẩm. Ngoài ra, du khách còn được thưởng thức các chương trình nghệ thuật và văn hóa cộng đồng hưởng ứng đầy ý nghĩa, phong phú được tổ chức liên tục trong các ngày diễn ra Festival.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.