Đặc nhiệm Đài Loan tìm 152 khách du lịch Việt Nam mất tích

Tại sân bay Cao Hùng, Đài Loan
Tại sân bay Cao Hùng, Đài Loan

Nhóm đặc nhiệm của NIA tại Cao Hùng đã có được hành trình của những khách du lịch trên và đang tìm kiếm họ với sự trợ giúp từ cảnh sát. Các nguồn tin nói rằng NIA đang điều tra xem liệu việc này có liên quan tới những kẻ buôn người hay không.

Khách du lịch Việt Nam trên đã đến Đài Loan theo 4 nhóm, họ đã bị mất tích sau khi tới Cao Hùng vào các ngày 21 và 23 tháng 12.

Hành trình của họ đã được công ty International Holidays Trading Travel Co., ở Việt Nam sắp xếp. Cục Du lịch Đài Loan nói rằng họ đã xin hàng trăm visa điện tử thông qua một chương trình của chính phủ năm 2015 vốn không đòi hỏi phí visa cho khách đến từ Indonesia, Việt Nam, Myanmar, Campuchia, Lào và Ấn Độ.

Các nhà chức trách cho biết 23 trong số khách du lịch Việt Nam đã vào Đài Loan từ Cao Hùng ngày 21/12 và đi lạc khỏi nhóm của họ tại một điểm nào đó giữa quận Nantou và Sanchong của Đài Bắc.

130 khách du lịch còn lại vào Đài Loan từ Cao Hùng, Đào Viên và Đài Nam ngày 23/12 rồi bị lạc ngày 23 và 24/12.

Chỉ có trưởng các nhóm du lịch là không bị mất tích – thông tin từ Etholiday – công ty du lịch Đài Loan chịu trách nhiệm nhận khách – cho biết.

ETholiday nói rằng họ cho rằng tất cả khách du lịch, trừ trưởng nhóm, đã giả mạo mục đích của chuyến đi.

Đài Loan cho biết họ đã hủy visa của 152 khách du lịch mất tích và từ chối đơn xin visa của 182 khách du lịch khác có kế hoạch thăm Đài Loan theo chương trình trên.

Theo Taiwan News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các đảng viên trẻ Trường THPT Thành Sen tuyên thệ dưới lá cờ Đảng.

Tuổi 18 vào Đảng: Tự hào và khát vọng cống hiến

GD&TĐ - Nhiều học sinh Hà Tĩnh được kết nạp Đảng ở tuổi 18 là minh chứng cho hiệu quả giáo dục lý tưởng sống trong trường học, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, nhất là ở vùng khó khăn.

Sinh viên cần xem xét kỹ các văn bản thông báo học bổng và lựa chọn trung tâm du học chính thống. Ảnh minh họa: Thùy Linh

Học bổng, trao đổi sinh viên: Thật giả khó lường

GD&TĐ - Hứa hẹn học bổng toàn phần, chương trình trao đổi quốc tế hay thậm chí lệnh bắt giữ đều là những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi nhắm đến sinh viên, đặc biệt tại các thành phố.