Đà Nẵng: Trải nghiệm phiên chợ Tết quê ở trung tâm thành phố

GD&TĐ - Phiên chợ ngày Tết tại Thành Điện Hải (quận Hải Châu) với nhiều hoạt động tham quan, trải nghiệm văn hóa truyền thống đặc sắc, thu hút người dân tham gia.
Tái hiện khung cảnh phiên chợ Tết.
Tái hiện khung cảnh phiên chợ Tết.

Ngày 22/1, Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức Phiên chợ ngày Tết tại Thành Điện Hải (quận Hải Châu).

Theo đó, không chỉ mua sắm mà phiên chợ là cơ hội để du khách và người dân hòa mình vào khung cảnh tươi vui, rộn ràng và gửi gắm những ước mong bình an, sung túc cho năm mới.

Hoạt động têm trầu cánh phượng ảnh 1
Hoạt động têm trầu cánh phượng

Bên cạnh đó, người tham gia còn có cơ hội tự tay làm những sản phẩm truyền thống, tham gia làm bánh chưng, bánh tét, viết tranh thư pháp, làm lồng đèn Hội An, làm thẻ bài chòi, làm bì lì xì, thử trang phục áo dài Tết miễn phí...

Người dân tham quan các gian hàng trong chương trình. ảnh 2
Người dân tham quan các gian hàng trong chương trình. 

Trong khuôn khổ chương trình năm nay có “Không gian phiên chợ ngày Tết” với các gian hàng trưng bày và bán các sản phẩm đặc trưng của địa phương, các sản phẩm phục vụ ngày Tết như: Nước mắm Nam Ô, Bánh Khô mè bà Liễu, Bánh tráng Túy Loan, Bánh dừa nướng, Chả bò, chả heo, Hương vị quê nhà (Thực phẩm sạch)...

Bà Ngô Thị Bích Vân - Phó Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng cho biết, đối với người Việt, Tết Nguyên đán là dịp lễ truyền thống quan trọng nhất trong năm. Đến một phiên chợ Tết không chỉ là để mua sắm mà còn là thú vui và một cách thưởng thức hương vị Tết, không khí náo nhiệt của những ngày cận Tết, trở thành một nét văn hóa độc đáo.

“Đến nay, đơn vị đã duy trì phiên chợ ngày tết khoảng 5 năm. Năm nay, do tình hình dịch bệnh, quy mô hoạt động được giảm bớt, mọi người đều phải tuân thủ 5K khi tham gia”, bà Vân thông tin.

Chương trình diễn ra đến hết ngày 23/1.

Ông đồ viết thư pháp. ảnh 3
Ông đồ viết thư pháp.
Hoạt động trình diễn áo dài Tết. ảnh 4
Hoạt động trình diễn áo dài Tết.
Người dân mua sắm tại phiên chợ. ảnh 5
Người dân mua sắm tại phiên chợ.
Các em nhỏ trải nghiệm làm bánh chưng. ảnh 6
Các em nhỏ trải nghiệm làm bánh chưng.
Ảnh minh họa.

Thời xưa chữa cháy thế nào?

GD&TĐ - Trị lụt, cứu hỏa là những việc cần kíp, liên quan đến tính mạng nhân dân nên thời xưa, vua cũng đích thân chỉ đạo.
Ngoài xem nghệ sĩ biểu diễn, học sinh Trường THCS Nguyễn Du còn được tham gia trải nghiệm trên sân khấu. Ảnh: NTCC

Hun đúc tình yêu cải lương

GD&TĐ - Nhiều học sinh, sinh viên trên địa bàn TP Hồ Chí Minh vô cùng thích thú khi được nhà trường giới thiệu về nghệ thuật cải lương.
Học sinh Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều hát múa 'Hãy phòng chống hỏa hoạn' do cô Hứa Thị Thu Huyền soạn lời theo dân ca quan họ Bắc Ninh. Ảnh: HTH

Âm nhạc truyền thống dẫn nhịp

GD&TĐ - Sử dụng làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh, cô giáo Hứa Thị Thu Huyền viết lời cho bài hát tuyên truyền phòng cháy chữa cháy.
Thiến là con đường tắt để theo đuổi sự nghiệp Castrato. Ảnh: Classicfm.com

Chuyện về ca sĩ Castrato

GD&TĐ - Thế kỷ XVIII, thính giả châu Âu phát cuồng vì giọng 'nam thiến' trầm ngọt ngân dài vô hạn của Francesco Bernardi (1686 - 1758, Italia).
Tiểu thuyết 'Khu vườn bí mật' có nhiều tranh minh họa đẹp do họa sĩ Graham Ruts thực hiện. Ảnh: Trinh Phạm

Đánh thức 'Khu vườn bí mật'

GD&TĐ - Một cuốn sách dành cho thiếu nhi hấp dẫn và ấn tượng của nữ nhà văn Frances Hodgson Burett - tiểu thuyết 'Khu vườn bí mật'.
Minh họa/INT

Cùng vượt qua nỗi đau!

GD&TĐ - Thân gửi các bạn học sinh là nạn nhân của vụ cháy chung cư mini tại Khương Hạ!