Đà Nẵng không “ngăn sông, cấm chợ”, tạo mọi điều kiện để người dân vui đón Tết

GD&TĐ - Đà Nẵng “không ngăn sông cấm chợ”, không ngăn cản, hạn chế đi lại, đảm bảo hoạt động của các siêu thị, chợ truyền thống, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Chiều 17/1, Sở TT&TT TP Đà Nẵng có thông tin chung về tình hình phòng chống dịch trên địa bàn TP.

Theo đó, TP Đà Nẵng “không ngăn sông cấm chợ”, không ngăn cản, hạn chế đi lại; đảm bảo hoạt động của các siêu thị, chợ truyền thống; đảm bảo cân đối cung cầu một số mặt hàng thực phẩm thiết yếu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết; đảm bảo giao thông thông suốt và mọi điều kiện để người dân vui đón Tết.

Bên cạnh đó, Sở cũng tiếp tục truyền thông mạnh mẽ tăng cường nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn dân trong thực hiện các quy định phòng chống dịch; chủ động xét nghiệm khi nghi ngờ triệu chứng và đăng ký điều trị cho F0 tại nhà; tuyên truyền người trong gia đình có ca F0 điều trị tại nhà phải tự ý thức bảo vệ đối tượng nguy cơ cao lây nhiễm; hướng dẫn cho người dân biết các điều kiện để điều trị cách ly tập trung tại bệnh viện cho F0...

Hướng dẫn thông tin cho người dân ra/vào thành phố (nắm cấp độ dịch tại địa phương nơi lưu trú/nơi đến; hướng dẫn khai báo y tế trên các phần mềm khi ra/vào thành phố; hướng dẫn các trường hợp phải làm xét nghiệm nhanh/PCR theo quy định; hướng dẫn các trường hợp thực hiện cách ly, thời gian cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà…

Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 Đà Nẵng cho biết, trong ngày, Đà Nẵng ghi nhận 924 ca mắc Covid-19, gồm 2 ca cách ly tập trung, 295 ca cách ly tại nhà, 37 ca trong khu phong tỏa và 590 ca chưa cách ly.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một hoạt động giáo dục, hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển hòa nhập Hoa Xuyến Chi. Ảnh: Sỹ Điền

Kiến tạo tương lai cho trẻ tự kỷ

GD&TĐ - Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cần có giải pháp về giáo dục hòa nhập, hướng nghiệp cho những trẻ yếu thế...

Dạy trẻ biết tự đưa ra quyết định cho bản thân để trẻ lớn lên có chính kiến. Ảnh minh họa: INT.

Trao quyền cho con

GD&TĐ - Nếu quyết định của con không có kết quả tốt, trẻ nên biết rằng tự bản thân sẽ phải chịu trách nhiệm về kết quả của mỗi lựa chọn.