Đà Nẵng: Hơn 12.700 thí sinh làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT 2022

GD&TĐ - Chiều 6/7, hơn 12.700 thí sinh đã có mặt tại 28 điểm thi của Hội đồng thi tốt nghiệp THPT 2022 tại Đà Nẵng để nghe phổ biến quy chế thi và làm thủ tục dự thi.

Thí sinh được cán bộ coi thi hướng dẫn điều chỉnh thông tin dự thi.
Thí sinh được cán bộ coi thi hướng dẫn điều chỉnh thông tin dự thi.

Đà Nẵng có 12.716 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2022; trong đó có 112 thí sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp, 546 thí sinh dự thi chỉ để xét tuyển cao đẳng, đại học và 12.058 thí sinh dự thi vừa để xét công nhận tốt nghiệp, vừa để xét tuyển cao đẳng, đại học.

Trong buổi làm thủ tục dự thi, thí sinh nhận phòng thi, được cán bộ coi thi phổ biến quy chế, rà soát lại thông tin cá nhân như ngày, tháng, năm sinh, số báo danh… Nếu phát hiện sai sót, thí sinh báo ngay cho cán bộ coi thi để kịp thời sửa đổi, bổ sung.

Cán bộ coi thi cũng quán triệt những vấn đề thí sinh cần lưu ý trong quá trình thi; đặc biệt là những vật dụng không được phép mang vào phòng thi, như: điện thoại; các thiết bị thu, phát thông tin… Điểm mới trong quy định năm nay là các điểm thi bố trí nơi giữ vật dụng của thí sinh cách phòng thi tối thiểu 25m.

Thí sinh nghe phổ biến quy chế.
Thí sinh nghe phổ biến quy chế.

Tại điểm thi Trường THPT Phan Châu Trinh, thí sinh có mặt từ khá sớm để xem sơ đồ điểm thi, tìm vị trí phòng thi. Trước các phòng thi và dọc hành lang, ngoài nước uống cho thí sinh còn có thêm bình dung dịch khử khuẩn.

Ông Nguyễn Cửu Huy, Trưởng điểm thi Trường THPT Phan Châu Trinh cho biết, điểm thi có 29 phòng thi, 6 phòng chờ và 2 phòng dự phòng. Các phòng được bố trí đủ bàn ghế, đảm bảo khoảng cách giữa các thí sinh, ánh sáng, quạt mát, nước rửa tay sát khuẩn, khẩu trang y tế dự phòng… Điểm thi cũng có 2 phòng dự phòng dành cho thí sinh mắc Covid – 19 đảm bảo đủ các vật tư y tế cần thiết; 6 phòng chờ dành cho thí sinh dự thi chỉ để xét tuyển sinh đại học, cao đẳng trong thời gian các em đợi chuyển môn thi ở bài thi tổ hợp.

Riêng phòng chứa vật dụng của thí sinh, điểm thi Trường THPT Phan Châu Trinh sử dụng hội trường. Sẽ có người trông coi túi xách, balô của thí sinh. Thí sinh được phổ biến không mang điện thoại di động vào khu vực thi nên chỉ gửi lại các vật dụng đơn giản tại phòng chứa đồ.

Cán bộ coi thi tại các phòng thi đều phổ biến lịch thi cho thí sinh, nhắc nhở những vật dụng được và không được mang vào phòng thi. Đặc biệt, giám thị còn gợi ý một số tình huống xử lý như nếu thí sinh không may quên thẻ dự thi thì không nên quay về nhà lấy, đề phòng trường hợp muộn giờ vào thi, mà nên đến điểm thi, báo cáo với cán bộ coi thi rồi gọi điện thoại nhờ người nhà mang đến.

Để nâng cao chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, nhiều trường THPT ở Đà Nẵng tổ chức ôn thi tập trung tại trường cho học sinh trong tháng 6.

Dự thi tại điểm thi Trường THPT Phạm Phú Thứ, thí sinh Trần Thị Ly Na cho biết: “Chúng em được thầy cô giáo ôn tập rất kỹ, thông qua các đề thi có cấu trúc như đề minh họa, chúng em được rèn luyện kỹ năng cũng như tâm lý làm bài thi. Dù khá hồi hộp trước ngày dự thi nhưng em tin chắc mình sẽ đạt kết quả thi như mong muốn”.

Trường THPT Phạm Phú Thứ tổ chức ôn tập cho học sinh tại trường thêm 1 tháng. Nhà trường kết thúc tổ chức ôn thi tốt nghiệp vào ngày 25/6, nhưng các thầy cô vẫn gửi đề, nhắc nhở học sinh làm bài thông qua nhóm Zalo của lớp. Kết thúc 1 tháng ôn tập nước rút, Na và các bạn khối 12 vẫn được thầy cô giáo gửi các đề thi tham khảo qua nhóm Zalo để rèn thêm kỹ năng làm bài thi và củng cố kiến thức. “Đây là kỳ thi rất quan trọng nên em luôn nhắc nhở bản thân không được chủ quan. Đến lúc này, em đã tự tin để bước vào kỳ thi”, Na nói.

Một kinh nghiệm của Sở GD&ĐT Đà Nẵng đã được áp dụng có hiệu quả là in và phát cẩm nang cho cán bộ coi thi để cung cấp thông tin cũng như những điều cần lưu ý trong quy chế thi. Chẳng hạn như lúc nào thì phát đề thi, quy trình thu bài, đặc biệt là các bài thi tổ hợp, vị trí ký của giám thị trong bài thi… đều được hướng dẫn cụ thể trong cẩm nang. Điều này giúp cho cán bộ coi thi tránh những sai sót đáng tiếc ảnh hưởng đến tâm lý làm bài của thí sinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Kiev nêu bản chất kinh tế của xung đột

Kiev nêu bản chất kinh tế của xung đột

GD&TĐ - Kiev cho rằng, bản chất của cuộc xung đột ở Ukraine là Nga muốn kiểm soát các vùng giàu tài nguyên thiên nhiên như Lithium và đất hiếm, của Ukraine.

Nhà báo Phạm Khánh Huy. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Vinh danh những nhà giáo âm thầm cống hiến

GD&TĐ - Tìm kiếm, tôn vinh và lan tỏa những tấm gương nhà giáo luôn âm thầm cống hiến, hết lòng vì thế hệ tương lai là một trong những nhiệm vụ của người làm báo.

Học sinh Trường THPT chuyên Lào Cai cất điện thoại khi đến lớp. Ảnh: NTCC

Những tiết học không smartphone

GD&TĐ - Với mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngành GD các địa phương đã chỉ đạo quản lý sử dụng điện thoại trong trường.

Silic hữu cơ có khả năng chống tia UV được tìm thấy trong bã mía.

Học sinh làm kem chống nắng từ bã mía

GD&TĐ - Hợp chất hữu cơ Silic có trong bã mía có thể thay thế kem chống nắng, giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím, là phát hiện của nhóm học sinh Hà Nội.

Ông Trần Duy Đông giới thiệu về giải pháp tổng thể cho phòng học thông minh 4.0.

Công nghệ phòng học thông minh

GD&TĐ - Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TPHCM vừa tổ chức giới thiệu công nghệ 'Giải pháp tổng thể cho phòng học thông minh 4.0'.