Đá không gian có thể đã gieo mầm sự sống trên Trái đất

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Nghiên cứu mới cho thấy, một loại thiên thạch phóng xạ đặc biệt có thể đã gieo mầm sự sống trên Trái đất.

Thiên thạch có thể đã mang đến “khối xây dựng” của sự sống cho Trái đất.
Thiên thạch có thể đã mang đến “khối xây dựng” của sự sống cho Trái đất.

Các nhà nghiên cứu phát hiện, chondrite carbon - một loại thiên thạch phóng xạ chứa đầy nước và các hợp chất hữu cơ, tạo ra tia gamma năng lượng. Từ đó, có thể điều khiển các phản ứng hóa học để tổng hợp axit amin - khối xây dựng của sự sống.

Thiên thạch là phần còn lại từ sự hình thành của các hành tinh đá bên trong hệ Mặt trời trẻ. Thiên thạch lần đầu tiên kết tụ từ các đám mây khí và bụi nóng gần Mặt trời khoảng 4,6 tỷ năm trước.

Vào thời điểm đó, các hành tinh ở quá gần Mặt trời để hình thành đại dương và do đó không thể chứa đựng sự sống. Hiện tượng đó khiến các nhà khoa học bối rối về cách Trái đất biến thành một ốc đảo sự sống từ trạng thái cằn cỗi ban đầu.

Một nghiên cứu trước đây cho rằng, các thiên thạch chondrite carbon có thể đã mang nước đến Trái đất. Giờ đây, một nghiên cứu mới được công bố vào ngày 7/12 trên tạp chí Khoa học Trung tâm ACS cho thấy, chính những thiên thạch đó cũng có thể đã mang đến “khối xây dựng” của sự sống.

Để xem điều này có khả thi hay không, các nhà nghiên cứu đã trộn amoniac, metanol và formaldehyde vào nước với số lượng tương tự tìm thấy bên trong thiên thạch.

Sau đó, họ muốn xem liệu các nguyên tố phóng xạ, tạo ra tia gamma như nhôm-26 bên trong thiên thạch có thể sinh nhiệt cần thiết cho quá trình tổng hợp axit amin hay không. Các nhà nghiên cứu đã chiếu xạ hỗn hợp bằng tia gamma từ một đồng vị tương tự gọi là coban-60.

Nhóm nghiên cứu phát hiện, tia gamma đã gây ra sự gia tăng đột biến quá trình sản xuất axit amin bên trong dung dịch. Số lượng tia gamma cao hơn làm tăng tốc độ tổng hợp axit amin.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy, tỷ lệ axit amin được tạo ra trong phòng thí nghiệm khớp với tỷ lệ được tìm thấy trong thiên thạch Murchison. Đây là một tảng đá vũ trụ nặng 2205 pound (100 kg), rơi xuống Australia vào năm 1969. Phân tích sâu hơn cho thấy, phải mất từ 1.000 đến 100.000 năm để tạo ra lượng axit amin được tìm thấy bên trong thiên thạch Murchison.

Các nhà khoa học lưu ý, axit amin có thể được tạo ra bởi nhiều quá trình khác nhau. Cơ chế mới được khám phá có thể là một khả năng cho việc Trái đất được gieo mầm sự sống.

Tuy nhiên, đó không phải là cơ chế duy nhất. Nghiên cứu trong tương lai sẽ cần phải so sánh cơ chế này với các cơ chế khác. Từ đó, xác định cơ chế nào có khả năng chiếm ưu thế trong những năm đầu tiên Trái đất hình thành.

Theo Live Science

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

ChatGPT đang gây sốt trên toàn thế giới với khả năng giao tiếp tự nhiên và dữ liệu kiến thức khổng lồ.

Người lao động tận dụng ChatGPT

GD&TĐ - ChatGPT là nền tảng công nghệ dạng tổng hợp tri thức và được kiểm chứng - nếu biết sử dụng đúng cách có thể khai thác để phục vụ cho công việc, học tập.
Hoạt động trải nghiệm “Theo dấu chân người chiến sĩ Điện Biên” tại Tượng đài kéo pháo. Ảnh: NTCC

Hành trình theo 'địa chỉ đỏ'

GD&TĐ - Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) tỉnh Điện Biên có chất lượng dạy và học đứng đầu trong khối các trường THPT không chuyên của địa phương...
Bạn có thể tận hưởng sự gắn kết thể xác với bạn tình và có một mối quan hệ yêu đương, nhưng vì lý do nào đó, bạn trở nên ít hứng thú với tình dục. (Ảnh: ITN)

Khi nàng rối loạn ham muốn 'yêu'

GD&TĐ - Rối loạn ham muốn ở phụ nữ là một loại rối loạn chức năng tình dục khiến người trong cuộc có rất ít hoặc không có hứng thú với chuyện ấy.