Adenovirus có nguy hiểm không?

Đã có 6 ca tử vong do nhiễm Adenovirus, bác sĩ khuyến cáo dấu hiệu nhận biết

GD&TĐ - Tính đến ngày 12/9, Bệnh viện Nhi Trung ương ghi nhận 412 ca nhiễm Adenovirus, trong đó có 6 trường hợp bệnh nhân tử vong...

Có hơn 50 adenovirus khác nhau được xác định.
Có hơn 50 adenovirus khác nhau được xác định.

Ngày 15/9, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) cảnh báo đang có hiện tượng gia tăng đột biến trẻ nhập viện do mắc Adenovirus (vi rút Adeno).

Theo đó, từ tháng 8 đến nay, số ca bệnh Adeno dương tính có xu hướng tăng. Tính đến ngày 12/9, tổng số ca nhiễm Adenovirus được ghi nhận tại bệnh viện là 412 ca, nhiều hơn năm 2021 và tăng hơn 44,1% so với cùng kỳ. Trong đó, có 6 trường hợp bệnh nhân tử vong nhiễm Adenovirus.

Chỉ tính riêng trong tuần từ 5 - 11/9, bệnh viện đã ghi nhận 151 trường hợp dương tính với Adenovirus, tăng gần 2,2 lần so với tuần trước đó.

Adenovirus lây lan như thế nào và ở đâu?

Tiến sĩ William R. Otto - bác sĩ nhi khoa, Học viện Nhi khoa Mỹ cho biết: "Adenovirus là một nhóm virus có thể gây ra nhiều loại nhiễm trùng khác nhau. Hiện tại, có hơn 50 adenovirus khác nhau được xác định. Việc nhiễm adenovirus có thể xảy ra quanh năm".

Adenovirus chủ yếu lây lan qua tiếp xúc giữa người với người, các giọt bắn và tiếp xúc với bề mặt bị ô nhiễm. Chúng có thể gây nhiễm trùng ở mọi người, mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, virus thường gây bệnh phổ biến hơn ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Trẻ nhỏ, đặc biệt nếu đi học mầm non, có nhiều khả năng tiếp xúc với bạn cùng lứa nhiễm bệnh. Trẻ ở độ tuổi này cũng dễ cho các vật dụng vào miệng và ít có thói quen rửa tay. Sự bùng phát virus thường xảy ra tại các trường học, trại hè,...

Khi tiếp xúc với Adenovirus, trẻ thường có thời gian ủ bệnh từ 2 ngày đến 2 tuần, trước khi các triệu chứng bắt đầu.

Các triệu chứng của Adenovirus

Trẻ nhiễm Adenovirus tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: BVCC.

Trẻ nhiễm Adenovirus tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: BVCC.

Thông thường, Adenovirus phát triển trong đường hô hấp. Các triệu chứng nhiễm trùng thường tương tự cảm lạnh thông thường. Trẻ sẽ sốt cao, có thể kéo dài trong vài ngày. Trẻ em có thể bị sổ mũi hoặc nghẹt mũi. Một số trẻ có thể bị viêm tai. Một số trẻ sẽ bị nhiễm trùng đường hô hấp như viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi. Đau họng là một triệu chứng phổ biến khác.

Trẻ em cũng có thể xuất hiện các triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ, hay còn gọi là viêm kết mạc.

Một số chủng adenovirus sẽ gây nhiễm trùng dạ dày và đường tiêu hóa. Điều này có thể dẫn đến tiêu chảy, đau quặn bụng và các triệu chứng khác của bệnh viêm dạ dày. Một số trường hợp khác có thể bị ảnh hưởng bàng quang, gây tiểu buốt và tiểu ra máu. Ở trẻ em đã được cấy ghép nội tạng hoặc những người có hệ miễn dịch kém, adenovirus có thể gây bệnh nặng.

Khi nào cần liên hệ bác sĩ?

Các phụ huynh nên hỏi bác sĩ nếu lo lắng về bệnh của trẻ. Một số triệu chứng cho thấy, trẻ cần được thăm khám, bao gồm:

- Sốt, đặc biệt là trên 40 độ C hoặc lâu hơn 5 ngày.

- Khó thở

- Các triệu chứng mất nước

- Giảm hoạt động và không tỉnh táo

- Ngủ kém hoặc quấy khóc, đau ngực, hoặc chảy dịch tai

Có bất kỳ phương pháp điều trị nhiễm trùng adenovirus nào không?

Phụ huynh không nên cho trẻ uống aspirin.

Phụ huynh không nên cho trẻ uống aspirin.

Không có phương pháp điều trị cụ thể nào đối với nhiễm trùng adenovirus. Thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng với Adenovirus. Không có bằng chứng cho thấy, thuốc kháng virus có tác dụng với adenovirus ở trẻ em có hệ miễn dịch bình thường.

Cha mẹ nên làm gì?

Nếu các triệu chứng của trẻ không nghiêm trọng, bé có thể không cần thuốc hoặc các biện pháp điều trị khác. Thực tế, sốt giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại nhiễm trùng. Vì vậy, chỉ điều trị sốt nếu tình trạng đó khiến trẻ khó chịu.

Phụ huynh có thể vệ sinh mũi trẻ bằng nước muối sinh lý để thở và bú tốt hơn. Máy tạo độ ẩm cũng có thể cho phép trẻ thở dễ dàng hơn.

Đảm bảo rằng trẻ được nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Đôi khi, trẻ sẽ không muốn ăn vì ốm, nhưng điều quan trọng là phải uống đủ nước. Ngoài ra, việc cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen (nếu bé trên sáu tháng) có thể giúp hạ sốt. Lưu ý, không cho trẻ uống aspirin. Phụ huynh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ uống thuốc ho và cảm lạnh không kê đơn.

Bảo vệ trẻ khỏi Adenovirus

Rửa tay đúng cách là điều quan trọng nhất trong phòng bệnh do adenovirus gây ra. Điều quan trọng là phải làm sạch và khử trùng đồ chơi cũng như các đồ vật khác. Bởi, adenovirus có thể tồn tại trong thời gian dài trên các bề mặt. Hiện, không có vắc-xin ngăn nhiễm trùng Adenovirus ở trẻ em.

Theo Healthy children

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ