Cứu sống bệnh nhân nữ 50 tuổi sốc phản vệ nặng sau tiêm kháng sinh tĩnh mạch

GD&TĐ - Bệnh viện đa khoa huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) vừa cứu sống bệnh nhân nữ 50 tuổi sốc phản vệ nặng sau tiêm kháng sinh tĩnh mạch.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Bệnh nhân nữ 50 tuổi, tiền sử hen phế quản vào viện vì sốt cao, ho, khó thở. Qua thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng, bệnh nhân được chẩn đoán hen phế quản bội nhiễm và chỉ định điều trị theo hướng thở oxy, kháng sinh, giãn phế quản, corticoid dạng khí dung.

Sau khi tiêm tĩnh mạch chậm kháng sinh Axuka, bệnh nhân ngay lập tức xuất hiện khó thở dữ dội, da môi tím, nôn nhiều, huyết áp tụt, nghe phổi ran rít hai bên tăng. Các bác sĩ chẩn đoán nhanh: Phản vệ độ III do kháng sinh Axuka, tiến hành cấp cứu theo phác đồ phản vệ của Bộ Y tế.

Tuy nhiên, tình trạng bệnh nhân không đáp ứng, xuất hiện ngừng tuần hoàn, các bác sĩ tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn, đặt ống nội khí quản, song song với xử trí phản vệ theo phác đồ. Sau 20 phút cấp cứu, bệnh nhân có mạch trở lại, SpO2 85%, da niêm mạc đỡ tím, phổi ran rít đỡ giảm, duy trì vận mạch Adrenalin bơm tiêm điện và thở máy.

Bệnh nhân được cung cấp thẻ dị ứng có xác nhận của bác sĩ điều trị. Ảnh: BV.

Bệnh nhân được cung cấp thẻ dị ứng có xác nhận của bác sĩ điều trị. Ảnh: BV.

Sau 1 giờ, bệnh nhân tỉnh dần, nghe phổi đỡ ran, tiếp tục theo dõi sát bệnh nhân tránh tái sốc pha 2. Sau 1 ngày, tình trạng bệnh nhân tiến triển tốt hơn, giảm dần liều và cắt vận mạch, dừng thở máy, rút ống nội khí quản.

Đến nay, bệnh nhân đã ổn định, đủ điều kiện xuất viện, được cung cấp thẻ dị ứng có xác nhận của bác sĩ điều trị, trong đó có đầy đủ thông tin cá nhân, tên loại thuốc, số điện thoại liên lạc để dự phòng phản vệ.

Theo các bác sĩ, phản vệ là một phản ứng dị ứng, có thể xuất hiện ngay lập tức từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên gây ra các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau, có thể nghiêm trọng dẫn đến tử vong nhanh chóng.

Các bác sĩ khuyến cáo: Ngay khi xuất hiện một trong các triệu chứng như: nổi mẩn đỏ, ngứa, phù môi, lưỡi, khàn giọng; nôn, tiêu chảy, đau bụng; khó thở, tức ngực, choáng váng, người bệnh cần gọi 115 hoặc đến khám ngay tại các cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời, tránh để xảy ra trường hợp đáng tiếc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.