Cựu quan chức Anh thừa nhận hải quân Nga vượt trội

GD&TĐ - Phương Tây đã coi thường việc tái trang bị Hải quân Nga, để bây giờ hạm đội Nga có thể đe dọa NATO, có sức mạnh vượt trội so với Hải quân Anh.

Cựu quan chức Anh thừa nhận hải quân Nga vượt trội

Cựu quan chức ngoại giao Anh Ian Proud đã trong bài viết của ông cho Responsible Statecraft đã thừa nhận rằng, hiện nay chỉ có ba cường quốc hải quân trên thế giới là Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga, còn Hải quân Hoàng gia Anh hiện chỉ còn là một cường quốc hải quân khu vực nhỏ, chỉ có thể triển khai xa bờ hơn một chút.

Theo tác giả, trong trật tự thế giới mới đang nổi lên về phân bổ gánh nặng quân sự giữa Washington và châu Âu, rất khó để Hạm đội Anh có thể đảm đương được nhiệm vụ đảm bảo an ninh tập thể.

Ông cũng lưu ý rằng, các chính trị gia và nhà báo châu Âu gần đây liên tục thảo luận về nguy cơ cuộc xung đột với Nga trong tương lai nếu chính quyền của ông Donald Trump ngừng hỗ trợ NATO.

Đồng thời, trước bối cảnh xung đột đang diễn ra ở Ukraine, ít người có thể hiểu sâu sắc về khả năng thực sự của Hải quân Nga trong việc thách thức sự thống trị của phương Tây hoặc lợi ích của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương và Bắc Cực.

Ông Ian Proud lưu ý rằng, ông cảm thấy thất vọng trước năng lực yếu kém mà Hải quân Anh thể hiện trong thập kỷ qua.

Vào cuối tháng 4, nước này bắt đầu triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay yếu ớt tới hoạt động ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, do tàu sân bay Prince of Wales (R09) dẫn đầu, được sự hỗ trợ của các khinh hạm từ Canada, Na Uy và Tây Ban Nha.

Theo tác giả, cụm tàu sân bay Anh gồm 1 tàu sân bay, 1 tàu khu trục, 1 khinh hạm và 1 tàu ngầm tấn công, chiếm gần một nửa số tàu chiến của Anh đã khởi hành từ Portsmouth và Devonport trong sự chào đón nồng nhiệt.

Vương quốc Anh, từng là bá chủ hải quân hàng đầu thế giới, hiện có chín tàu chiến đủ khả năng đi biển, chưa kể tàu ngầm tên lửa hạt nhân vốn là phiên bản răn đe liên tục trên biển của Anh - ông Ian Proud giải thích rõ hơn.

Vị chuyên gia Anh nêu rõ, chỉ bốn chiếc tàu rời đi là đã chiếm một nửa sức mạnh của Hải quân Anh, số còn lại hiện chỉ có một tàu khu trục, hai khinh hạm và một tàu ngầm tấn công để bảo vệ bờ biển Anh, trong khi còn một tàu khu trục thứ ba hiện đang ở bờ biển Oman.

Số tàu mặt nước và tàu ngầm ít ỏi khác của Hải quân Anh đều đang phải bảo trì và sửa chữa trong nhiều năm.

Vì vậy, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã sai nếu ông nghĩ rằng London có đủ khả năng đảm nhiệm bất kỳ trách nhiệm nào về an ninh hải quân ở Đại Tây Dương hoặc bất kỳ nơi nào khác.

Tác giả cho biết thêm rằng, ông vừa mới đọc xong cuốn sách: “Hải quân Hoàng gia và Nga: Hợp tác, Cạnh tranh và Đối đầu” do các chuyên gia uy tín David Fields và Robert Avery biên soạn.

Bài viết mô tả Hạm đội Hải quân Nga đang được tái trang bị với tốc độ nhanh chóng, nên những quan điểm coi thường Hải quân Nga chỉ là “di tích của Chiến tranh Lạnh” là một sai lầm lớn.

Các xưởng đóng tàu của hải quân Nga đã liên tục đóng tàu chiến, tàu ngầm và tàu đổ bộ mới trong thập kỷ qua.

Kể từ năm 2011, Hải quân Nga đã nhận được tổng cộng 27 tàu ngầm, 6 khinh hạm, 9 tàu hộ tống, 16 tàu tên lửa nhỏ và các tàu hỗ trợ hậu cần khác. Trong khi đó, nhiều xưởng đóng tàu khác nhau đang đóng hàng loạt tàu chiến mới và sẽ đi được biên chế cho lực lượng hải quân vào cuối thập kỷ này.

Người Nga từng nói, “số lượng cũng có chất lượng riêng của nó”, nhưng ngoài ưu thế về số lượng ra, Hải quân Nga cũng có số lượng lớn tàu chiến chất lượng hàng đầu thế giới.

Điều đáng kinh ngạc là đa số các tàu chiến đều có khả năng tấn công mặt đất tầm xa tới 2500km, kể cả những tàu có lượng giãn nước nhỏ dưới 1000 tấn cũng được trang bị tới 8 tên lửa hành trình Kalibr và có thể phóng được cả tên lửa siêu thanh vận tốc lên tới trên Mach 5 là 3M22 Zircon.

Nga hiện có khả năng đáng sợ trong việc đe dọa các nước NATO bằng những năng lực đã được chứng minh trong cuộc xung đột ở Ukraine, tên lửa hành trình Kalibr, tên lửa siêu thanh chống hạm Zircon và cả ngư lôi tự hành trang bị đầu đạn hạt nhân Poseidon.

Theo các chuyên gia, không nói quá là với những loại tên lửa này, Hải quân Nga hiện nay có khả năng diệt gọn một lực lượng hải quân như của Anh, chứ đừng nói chỉ là một cụm tàu sân bay chỉ có 4 chiếc.

Đổi lại, Hải quân Hoàng gia tiếp tục thu hẹp quy mô và mỗi một lần cải tổ của Quân đội Anh lại làm cho quy mô của nó nhỏ hơn, hiệu quả tác chiến giảm đi.

Việc tăng chi tiêu quốc phòng lên 2,5% GDP phần lớn sẽ được chi cho các chương trình mua sắm tốn kém của cơ quan quốc phòng Anh, thường xuyên bị trì hoãn và luôn vượt ngân sách.

Điều này sẽ không tạo ra được dây chuyền đóng tàu chuyển động nhanh như đã giúp Nga vượt qua Anh một cách nhanh chóng kể từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra.

Trong khi nhóm tác chiến tàu sân bay khiêm tốn của Anh di chuyển về phía đông, Nga đã tham gia tích cực vào các cuộc tập trận hải quân chung với Trung Quốc và Iran, cũng như các chuyến thăm hải quân tới Myanmar và những quốc gia khác.

Trong khi đó, Hải quân Anh có ít khả năng kiểm soát được thế trận hải quân ngày càng quyết đoán của Nga ở châu Á.

Sự thiếu tương tác kéo dài hàng thập kỷ này đã khiến giới chức London và cả Washington không nhận thấy học thuyết và chiến thuật của Nga đã thay đổi như thế nào trong quá trình chuẩn bị cho cuộc chiến ở Ukraine.

Rõ ràng là trong trật tự thế giới mới này, với sự chia sẻ gánh nặng quân sự giữa Mỹ và châu Âu, sẽ tốt hơn nếu Hải quân Hoàng gia Anh giữ lại một số ít tàu chiến của mình ở Đại Tây Dương, trong khi Mỹ ngày càng tiếp xúc nhiều hơn với hạm đội Nga và Trung Quốc ở Thái Bình Dương.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Kỳ họp lịch sử

GD&TĐ - Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV với nhiều nội dung quan trọng, là kỳ họp lịch sử quyết định những vấn đề lịch sử trong giai đoạn mới...

Chủ tịch nước Lương Cường và Trưởng lão hòa thượng Thích Trí Quảng, Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam dự khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN.

Chủ tịch nước dự Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025

Sáng 6/5/2025, tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh), Chủ tịch nước Lương Cường dự khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025 với chủ đề "Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững".