Cường quốc quay trở lại hoạt động gián điệp kiểu Chiến tranh Lạnh

GD&TĐ - Mỹ và Nga đã bắt đầu một cuộc chạy đua gián điệp mới, theo ấn phẩm TFIGlobal, hoạt động đã gia tăng đến mức tối đa.

Cường quốc quay trở lại hoạt động gián điệp kiểu Chiến tranh Lạnh

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi Quốc hội nước này đồng ý gia hạn chương trình giám sát tin nhắn của công dân nước ngoài bên ngoài nước Mỹ.

Chính phủ cho biết công nghệ này đang giúp chống lại các cuộc tấn công khủng bố và mọi nỗ lực tuyển dụng gián điệp.

Được biết ông Biden muốn thêm một số điều khoản vào chương trình giám sát, liên quan tới chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine. Nhờ công nghệ, Mỹ sẽ có thể thu thập lượng tin nhắn khổng lồ từ nước ngoài mà không cần sự cho phép của tòa án.

Các nhân viên tình báo Mỹ sẽ có thể khai thác thông tin qua thư điện tử, cũng như tin nhắn từ những người đã rơi vào vùng quan tâm của họ, ấn phẩm TFIGlobal cho biết.

Hoạt động phản gián sẽ được Nga đẩy mạnh trong thời gian tới nhằm chống lại các điệp viên phương Tây.

Hoạt động phản gián sẽ được Nga đẩy mạnh trong thời gian tới nhằm chống lại các điệp viên phương Tây.

Hành động của các điệp viên Mỹ nhằm vào nhiều đối tượng, bao gồm cả các quan chức hàng đầu của Nga. Do vậy Tổng thống Vladimir Putin đã kêu gọi Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) chuẩn bị cho một đợt xung đột mới với Cục Tình báo trung ương (CIA) của Mỹ.

Người đứng đầu đất nước Nga cũng yêu cầu FSB phải mạnh tay chống lại các điệp viên tình báo nước ngoài, ngăn chặn hành động gây hại từ sớm, tờ TFIGlobal nhấn mạnh.

“Tổng thống Nga Putin đã chỉ thị thực hiện mọi hành động phù hợp và thỏa đáng để tăng cường an ninh cho cơ sở hạ tầng của đất nước, ngăn chặn điệp viên phương Tây nối lại hoạt động hỗ trợ các phần tử phá hoại hoặc cực đoan ở trong lãnh thổ Liên bang Nga".

"Bên cạnh đó, nhiệm vụ quan trọng khác của FSB chính là ngăn chặn sự xâm nhập của các nhóm phá hoại từ Ukraine. Mọi thứ đang quay trở lại nơi nó bắt đầu: Hoạt động gián điệp kiểu Chiến tranh Lạnh”, các nhà phân tích của tờ TFIGlobal kết luận.

Theo TFIGlobal

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ