Điều đáng chú ý là máy bay chiến đấu Chengdu (Thành Đô) J-7 là bản sao được cấp phép từ tiêm kích MiG-21F-13 của Liên Xô, với động cơ WP-7 nội địa (dựa trên loại R-11F-300 của Liên Xô).
Năm 1961, chính phủ Trung Quốc đã nhận được giấy phép từ Liên Xô để sản xuất loại phi cơ này. Ngày 17 tháng 1 năm 1966, J-7 thực hiện chuyến bay đầu tiên, năm 1967 nó được PLAAF tiếp nhận.
Máy bay liên tục được nâng cấp với các công nghệ tiên tiến và được sản xuất cho đến năm 2013. Trong những năm gần đây, dòng chiến đấu cơ J-7 được lắp ráp dành riêng cho xuất khẩu.
Theo tờ Global Times, việc cho J-7 ngừng hoạt động là do chúng được thay thế bằng các máy bay chiến đấu một động cơ J-10C hiện đại hơn, cũng như các tiêm kích hạng nặng hai động cơ thuộc dòng J-11 và J-16.
Một chiếc tiêm kích J-7G trong biên chế Không quân Bangladesh. |
Ngoài Trung Quốc, máy bay chiến đấu J-7 hiện đang được biên chế tại 11 quốc gia khác, bao gồm Bangladesh, Ai Cập, Zimbabwe, Triều Tiên, Iran, Myanmar, Namibia, Nigeria, Pakistan, Tanzania và Sri Lanka.
Theo một số báo cáo, năm 2016, PLAAF có trong trang bị khoảng 500 phiên bản khác nhau thuộc dòng J-7, bao gồm cả những chiếc huấn luyện, nhưng chúng đã dần dần được rút khỏi biên chế.
Cần lưu ý rằng sau khi J-7 ngừng hoạt động, máy bay huấn luyện JL-9 (FTC-2000G - bản phái sinh và được sửa đổi sâu từ chính nó, và tiêm kích hạng nhẹ FC-1 (JF-17) sẽ tiếp tục được sản xuất.
Ngoài ra ấn phẩm Military Watch của Mỹ nhấn mạnh rằng lực lượng Không quân Trung Quốc ngày nay nhận được nhiều máy bay chiến đấu mới hàng năm hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Đồng thời, cứ 5 tiêm kích mới của họ thì có 1 máy bay chiến đấu thuộc thế hệ thứ 5.