Cuối năm 2022 sẽ khởi công dự án bến cảng Liên Chiểu

GD&TĐ - Đối với dự án bến cảng Liên Chiểu, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phê duyệt chủ trương, thành phố đang triển khai, phấn đấu đến cuối năm 2022 sẽ khởi công dự án.  

Vị trí dự kiến xây dựng bến cảng Liên Chiểu.
Vị trí dự kiến xây dựng bến cảng Liên Chiểu.

Ngày 23/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cùng các đại biểu Quốc hội có buổi tiếp xúc cử tri báo cáo kết quả kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.

Ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri.
Ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri. 

Tại buổi tiếp xúc, cử tri thành phố nêu lên nhiều vấn đề liên quan đến công tác phòng chống dịch Covid-19, các chính sách hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng của dịch… Cử tri Phạm Xuân Thạnh (quận Hải Châu) cho rằng, việc phòng, chống dịch trong tình hình mới hiện nay khiến nhiều ca mắc Covid-19 tại Đà Nẵng gia tăng. Chính vì thế, cần phải giám sát chặt hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch, có những chế tài răn đe các hành vi vi phạm theo quy định.

“Thời gian qua, việc xét nghiệm và tiêm vắc xin trên địa bàn thành phố đạt được nhiều kết qua tốt, tuy nhiên, tôi đề nghị cần có quy chế giám sát chặt hơn trong quy định về giá xét nghiệm. Đặc biệt là quy định giá cho mũi tiêm tăng cường nếu có trong thời gian tới”, cử tri Thạnh nói.

Nhiều cử tri cũng băn khoăn về tiến độ các công trình trọng điểm trên địa bàn thành phố. Cử tri Lê Đình Thi (quận Cẩm Lệ) đề nghị Quốc hội nên quan tâm đến một số công trình trọng điểm tại Đà Nẵng.

“Có rất nhiều công trình chỉ hứa mà chưa thực hiện được, ví dụ như di dời Ga đường sắt, dự án Bến cảng Liên Chiểu sau dịch vẫn chưa nghe thông tin gì hay một số công trình dở dang như sân vận động Chi Lăng, khu đô thị Đà Phước cũng còn bỏ ngỏ”, cử tri Lê Đình Thi nói.

Trả lời cử tri về đề một số công trình trọng điểm trên địa bàn thành phố, ông Nguyễn Văn Quảng - Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH đơn vị Đà Nẵng cho hay, đối với dự án bến cảng Liên Chiểu, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phê duyệt chủ trương, thành phố đang triển khai, phấn đấu đến cuối năm 2022 sẽ khởi công dự án.  

Đối với dự án di dời Ga đường sắt,  đây là vấn đề khó khăn, tồn tại nhiều năm, đến giờ vẫn rất khó, vướng nhiều về mặt cơ chế đặc biệt là tìm nhà đầu tư để đầu tư và dự án này.

“Thành phố đã kêu gọi nhưng hiện nay chưa có nhà đầu tư nào quan tâm vì họ nhìn thấy rất nhiều khó khăn. TP đang kêu gọi nhà đầu tư chiến lược vào quan tâm, hy vọng thời gian đến có nhà đầu tư để xem xét triển khai”, ông Quảng nói thông tin.

Vị trí dự kiến xây dựng bến cảng Liên Chiểu.
Vị trí dự kiến xây dựng bến cảng Liên Chiểu. 

Còn về các dự án như sân vận động Chi Lăng, khu đô thị Đa Phước, TP đã có báo cáo rất cụ thể, các dự án này không thuộc thẩm quyền thành phố giải quyết được, thẩm quyền này của Trung Ương.

Tại buổi tiếp xúc cử tri, ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư cho rằng, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến sự phát triển của Đà Nẵng, mới đây là thông qua nghị quyết về chính sách đặc thù, xây dựng chính quyền đô thị và một cơ chế cho Đà Nẵng.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cho rằng, Đà Nẵng cần chuẩn bị kĩ, nghiêm túc trong việc xây dựng địa phương thành trung tâm lớn về kinh tế xã hội không chỉ của Việt Nam mà còn của cả vùng Đông Nam Á. Trong đó, xác định Đà Nẵng là trung tâm của khởi nghiệp, của đổi mới sáng tạo, trung tâm tài chính...

“Trong quá trình phát triển của Đà Nẵng, thành tích đạt được nhiều nhưng cũng có những thiếu sót và sai lầm. Để khắc phục cần phải kiên trì, tích cực phối hợp với các cơ quan Trung Ương thì mới giải quyết được. Đặc biệt là trong việc thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm toán, thực hiện các bản án đã có hiệu lực. Để giải quyết được những điều này phải căn cứ vào lịch sử của quá trình sử dụng đất, kinh nghiệm thực tế với các địa phương có vấn đề tương tự”, ông Võ Văn Thưởng nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Động lực nâng cao chất lượng

GD&TĐ - Mùa tuyển sinh 2024, ĐHQG TPHCM tiếp tục dành từ 5% đến tối đa 20% tổng chỉ tiêu cho phương thức ưu tiên xét tuyển theo quy định của đại học này.
Cô trò Trường THCS Chương Dương (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) tìm hiểu về Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: Vân Anh

Bồi đắp niềm tự hào dân tộc

GD&TĐ - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, các trường học đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm GD thế hệ trẻ về lịch sử hào hùng của dân tộc.